Giới chức các nước bác bỏ cáo buộc trong "Hồ sơ Pandora"
Giới chức một số nước đã đưa ra phản ứng sau khi Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) phối hợp với khoảng 150 tờ báo điều tra công bố "Hồ sơ Pandora", gồm khối dữ liệu lớn kỷ lục liên quan đến tài sản ở nước ngoài của các tỷ phú, chính trị gia toàn cầu.
Ngày 4/10, Hoàng gia Jordan cho biết việc Quốc vương nước này Abdullah II sở hữu nhiều tài sản ở Mỹ và Anh không phải là điều bí mật, đồng thời nhấn mạnh vì các lý do riêng tư và bảo mật mà không tiết lộ số tài sản này.
Quốc vương Abdullah II là một trong những nhân vật lớn bị nêu tên trong "Hồ sơ Pandora" khi bị cáo buộc sở hữu những ngôi nhà sang trọng trị giá hơn 100 triệu USD ở Anh và Mỹ.
Cùng ngày, Thủ tướng Séc Andrej Babis đã bác bỏ các cáo buộc trong "Hồ sơ Pandora" rằng ông đã sử dụng một công ty ở nước ngoài để mua một bất động sản ở Pháp trị giá 22 triệu USD. Nhà lãnh đạo này khẳng định rằng những hành động của ông nằm trong khuôn khổ luật pháp.
Tương tự, Tổng thống Chile Sebastian Pinera cũng phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc bán mỏ đồng và mỏ sắt Minera Dominga ở Quần đảo Virgin thuộc Anh được nêu trong "Hồ sơ Pandora". Văn phòng của Tổng thống Chile khẳng định ông Pinera đã không điều hành các công ty của mình trong 12 năm và không được thông báo về việc bán các mỏ của Minera Dominga.
Trong khi đó, Điện Kremlin cũng gọi những gì được nêu trong "Hồ sơ Pandora" là "những cáo buộc thiếu căn cứ". Trước đó, bình luận về việc công bố "Hồ sơ Pandora", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova dẫn nhận định của báo Guardian cho rằng cuộc điều tra của ICIJ cho thấy Mỹ cũng là một trong những "thiên đường thuế lớn nhất".
Bà cho rằng Mỹ có ý định biến cuộc chiến chống tham nhũng trở thành nhiệm vụ an ninh quốc gia chủ chốt. Vấn đề này cũng đã được đề cập trong Bản Ghi nhớ Nghiên cứu An ninh quốc gia vềc uộc chiến chống tham nhũng được Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo vào ngày 4/6 vừa qua.
"Hồ sơ Pandora", được ICIJ công bố ngày 3/10, bao gồm khoảng 11,9 triệu tài liệu dưới nhiều hình thức, từ văn bản đến dữ liệu số, bị rò rỉ từ 14 tổ chức ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính ở nước ngoài.
Với 2,94 terabyte dữ liệu, "Hồ sơ Pandora" điểm mặt hơn 330 chính trị gia và 130 tỷ phú có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, cùng nhiều người nổi tiếng, thành viên hoàng tộc và lãnh đạo tôn giáo.
Hồ sơ cũng vạch mặt nhiều tội phạm lừa đảo, trùm ma túy tìm cách tẩu tán tài sản đến những thiên đường thuế ở nước ngoài.
Theo "Hồ sơ Pandora", những người có quyền lực, thay vì có thể giúp dọn dẹp hệ thống "thiên đường thuế" ở nước ngoài lại hưởng lợi từ chúng thông qua những công ty bình phong hay quỹ tín thác.
Đây được đánh giá là vụ rò rỉ lớn nhất trong những năm gần đây so với "Hồ sơ Panama" (2016) và "Hồ sơ Paradise" (2017)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh điều tra các tài liệu tài chính bị rò rỉ trong "Hồ sơ Pandora"
16:24' - 04/10/2021
"Hồ sơ Pandora" bao gồm khoảng 11,9 triệu tài liệu dưới nhiều hình thức, từ văn bản đến dữ liệu số, bị rò rỉ từ 14 tổ chức ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính ở nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
"Hồ sơ Pandora" tiết lộ "thiên đường thuế" của nhiều lãnh đạo thế giới
07:33' - 04/10/2021
Hàng triệu tài liệu bị rò rỉ được "Hồ sơ Pandora" (Pandora Papers) tiết lộ những bí mật tài chính của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, tỷ phú và những người nổi tiếng tại các "thiên đường thuế".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nội các Nhật Bản duyệt chi 17 tỷ USD cho các biện pháp chống lạm phát
15:46'
Ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã duyệt chi 2.222,6 tỷ yen (khoảng 17 tỷ USD) từ quỹ dự phòng trong ngân sách của tài khóa 2022 để thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
EC yêu cầu Italy thu hồi 400 triệu euro cho hãng hàng không Alitalia vay
14:34'
Hãng Alitalia đã tuyên bố phá sản và ngừng hoạt động năm 2021 sau khi lỗ chồng chất tới 11 tỷ euro trong 2 thập kỷ.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn châu Á Bác Ngao dự báo châu Á tăng trưởng GDP 4,5% trong năm nay
14:07'
Theo tóm tắt báo cáo thường niên công bố ngày 28/3 tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2023, khu vực châu Á được dự báo đạt tăng trưởng GDP thực 4,5% trong năm nay, cao hơn mức 4,2% năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế kéo dài 20 năm đối với thịt bò chế biến của Canada
13:20'
Nhật Bản đã dỡ bỏ các hạn chế áp dụng trong 20 năm qua đối với việc nhập khẩu thịt bò chế biến của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Bắt đầu cuộc tổng đình công phản đối cải cách tư pháp tại Israel
07:55'
Tổng Liên đoàn lao động Israel (Histadrut) đã bắt đầu tiến hành cuộc tổng đình công phản đối kế hoạch cải cách tư pháp đang gây nhiều tranh cãi hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Tổng đình công không gây thiệt hại quá lớn về kinh tế
07:54'
Hầu hết các hoạt động giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không tại Đức đã ngừng hoạt động trong ngày 27/3 sau khi cuộc tổng đình công kéo dài 24 giờ trên toàn quốc bắt đầu lúc nửa đêm.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Israel tuyên bố hoãn kế hoạch cải cách tư pháp
07:52'
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có bài phát biểu quan trọng trước người dân nước này, trong đó ông chính thức tuyên bố hoãn thúc đẩy kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định
21:42' - 27/03/2023
Ngày 27/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết nước này sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định khi đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng chất lượng cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp họp khẩn trước khi diễn ra một cuộc tổng đình công
20:40' - 27/03/2023
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập các quan chức cấp cao nước này dự cuộc họp khẩn cấp ngày 27/3.