Giới chuyên gia lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quốc vừa khởi động kỳ họp thứ tư Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XII ở thủ đô Bắc Kinh, rất nhiều chuyên gia cho rằng, cho dù tốc độ tăng trưởng giảm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn có tiềm lực lớn.
Các nhân tố như thị trường lao động dồi dào và ổn định, các ngành nghề mới, khu vực dịch vụ khởi sắc, công nghệ thông tin phát triển hay tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp cũng đang tạo ra một lực đẩy lớn cho nền kinh tế này.
Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc dự định nâng thâm hụt ngân sách quốc gia lên mức 3% GDP trong năm nay từ mức 2,3% GDP của năm ngoái.
Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh thu ngân sách giảm khi Bắc Kinh triển khai chính sách giảm thuế/lệ phí đối với các doanh nghiệp.
Theo Phó Giám đốc Văn phòng nghiên cứu Quốc vụ viện Trung Quốc Huang Shouhong thì mức thâm hụt ngân sách 3% là tương đối thấp so với mức được ghi nhận tại các nền kinh tế phát triển.
Theo quan chức này, không nên đánh giá động thái tăng thâm hụt ngân sách của Chính phủ Trung Quốc là một biện pháp kích thích tăng trưởng mạnh mẽ, và khẳng định Bắc Kinh đang nắm trong tay rất nhiều công cụ có thể hãm lại sức ép giảm tốc của nền kinh tế.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, những công cụ đó có thể là những chiến lược thực thi sáng kiến xây dựng Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, cắt giảm thuế, khuyến khích đầu tư, hạ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR)…
Theo kế hoạch, trong vòng 5 năm tới, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành một cường quốc về công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh việc coi Internet như một công cụ thúc đẩy tăng trưởng hữu ích, Bắc Kinh vẫn tỏ ra quan ngại về những rủi ro tiềm tàng mà công nghệ này mang lại.
Do đó, chính phủ, ngoài việc tìm cách cải thiện cơ sở vật chất Internet tại các vùng nông thôn và "giải phóng" tiềm năng của nền kinh tế số, vẫn kêu gọi tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh và quản lý tốt hơn các trang web. Thủ tướng Lý Khắc Cường hứa hẹn sẽ nâng mức chi tiêu vào hoạt động nghiên cứu và công nghệ lên 2,5% GDP đến năm 2020.
Cũng trong khuôn khổ kỳ họp này, Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 xuống chỉ còn 6,5-7%, thay vì mức “khoảng 7%” của năm ngoái. GDP của nước này trong năm 2020 ước đạt 92.700 tỷ NDT (14.200 tỷ USD) từ mức 67.700 tỷ NDT của năm 2015.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trình bày Báo cáo công tác Chính phủ, trong đó nhấn mạnh việc kiên trì cải cách mở cửa, thích ứng với trạng thái phát triển kinh tế bình thường mới, thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, tăng cường cải cách kết cấu nguồn cung, khai thác tiềm năng nội nhu, thực hiện chính sách tài khóa tích cực và chính sách tiền tệ ổn định lành mạnh. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu đạt chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 3%, tạo 10 triệu việc làm mới ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp trong khoảng 4,5%, xoá nghèo cho trên 10 triệu dân nông thôn với ngân sách tăng 43,4%. Báo cáo đặt mục tiêu ngân sách quốc phòng đạt 954,354 tỷ NDT (tương đương 150 tỷ USD), tăng 7,6% so với năm ngoái.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc mở tuyến vận tải biển mới tới Myanmar
09:13' - 07/03/2016
Theo Tân Hoa xã ngày 6/3, Trung Quốc đã khai trương một tuyến vận tải biển mới từ cảng Khâm Châu (Qinzhou) thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tới Myanmar.
-
Kinh tế Thế giới
NDRC khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng
05:30' - 07/03/2016
Ông Từ Thiệu Sử kêu gọi mọi người có một cái nhìn khách quan hơn về tình hình kinh tế Trung Quốc và nhấn mạnh những dự đoán về cái gọi là cú “hạ cánh cứng” đối với kinh tế nước này là hoàn toàn sai.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% trong năm 2016
17:35' - 05/03/2016
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh việc kiên trì cải cách mở cửa, thích ứng với trạng thái phát triển kinh tế bình thường mới và chính sách kinh tế vĩ mô ổn định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.