Giới chuyên gia: Quan hệ giữa Mỹ và Đông Nam Á duy trì đà phát triển tích cực
Nhận định về 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chuyên gia Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng ít nhiều các chính sách đối ngoại của ông Trump có sự ưu ái đặc biệt cho Đông Nam Á, thể hiện ở các cuộc viếng thăm và tham dự các sự kiện quan trọng của khu vực.
Đặc biệt, trong chiến lược an ninh quốc gia mới được công bố của chính quyền Tổng thống Trump cũng đề cập tới chiến lược "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do" mà trong đó khu vực Đông Nam Á là khu vực trọng tâm nằm ở giữa hai đại dương và là nơi kết nối về mặt kinh tế, về hàng hải cũng như về mặt chiến lược giữa "hai cánh" của chiến lược này.
Theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, về mặt địa lý, khu vực Đông Nam Á nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chính vì vậy, có thể nói Đông Nam Á sẽ là trọng tâm của chiến lược.
Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, dường như Mỹ đang hành động theo tiếp tục coi trọng vai trò của Đông Nam Á và ASEAN, thể hiện qua việc Tổng thống Trump đã tới tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam cũng như các hội nghị của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Philippines, thăm chính thức Việt Nam cũng như Philippines...
Ngoài ra, cũng có một số động thái khác như chính quyền Tổng thống Trump đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ngay sau khi ông Trump lên nắm quyền hoặc mời các lãnh đạo ASEAN, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên, tới thăm Nhà Trắng...
Đây là những biểu hiện cho thấy dường như bản thân ông Trump cũng như là chính quyền của ông vẫn rất coi trọng việc phát triển quan hệ với khu vực Đông Nam Á nói chung cũng như là ASEAN nói riêng.
Cũng theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, tầm quan trọng của Đông Nam Á trong các mối quan tâm kinh tế và an ninh cơ bản của chính quyền Tổng thống Trump ở châu Á cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh. Thứ nhất là về mặt kinh tế: Có lẽ quyết định của ông Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dường như khiến cho quan hệ kinh tế giữa Mỹ với khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng ít nhiều bị ảnh hưởng, bởi 4 nước trong khu vực Đông Nam Á (Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam) tham gia vào hiệp định này.
Tuy nhiên, cũng không nên quá thổi phồng vấn đề bởi lâu nay Mỹ vẫn là đối tác quan trọng của khu vực. Mỹ cũng là nhà đầu tư ngày càng có vai trò quan trọng ở khu vực, như đầu tư của Mỹ vào Singapore cũng khá lớn...
Nếu tính cả Đông Nam Á thì đầu tư của Mỹ là dẫn đầu, vượt xa cả Trung Quốc. Điều này cho thấy mặc dù việc Mỹ rút khỏi TPP đã tác động khá tiêu cực đối với quan hệ kinh tế giữa Mỹ và khu vực Đông Nam Á thì mối quan hệ đối tác này vẫn rất quan trọng và có sức sống riêng của nó.
Thứ hai là về mặt chiến lược, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ vẫn duy trì nhiều các yếu tố từ các đời tổng thống trước và vẫn nhấn mạnh sự can dự, hợp tác về mặt chiến lược với khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy mà trong thời gian tới, quan hệ chiến lược giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ duy trì đà phát triển tích cực cũng như quan hệ chiến lược giữa Mỹ và ASEAN sẽ có cơ hội trở nên sâu sắc hơn nữa.
Nhìn rộng ra, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng trong năm đầu cầm quyền thì ông Trump cũng như chính quyền của ông đã có một số biện pháp triển khai chính sách đối với khu vực châu Á nói chung. Và nếu như được lựa chọn, thì theo chuyên gia này có 2 chính sách tác động nhiều nhất đến châu Á mà khá trái ngược nhau. Thứ nhất đó là quyết định của ông Trump rút Mỹ khỏi TPP.
Hành động này đã được tiên liệu trước bởi trong thời gian tranh cử ông Trump cũng đã nhấn mạnh đến chính sách này. Tuy nhiên, cũng có một chính sách khác lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại. Đó là việc Washington đã thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới đề cập tới khái niệm "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do". Trái với quyết định rút Mỹ ra khỏi TPP, chiến lược này cho thấy Mỹ vẫn quan tâm và muốn can dự sâu sắc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Không những vậy, phạm vi quan tâm của Mỹ dường như còn được mở rộng và củng cố qua phạm vi địa lý của chiến lược an ninh này đã được mở rộng ra cả Ấn Độ Dương, rộng hơn chiến lược an ninh của chính quyền tiền nhiệm của ông Obama là tập trung vào khu vực Đông Á và Tây Thái Bình Dương.
Nhận định về năm cầm quyền tiếp theo trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng nếu như trong năm đầu tiên mọi thứ còn chưa chắc chắn và vẫn còn những hoài nghi, nghi ngại về các chiến lược của chính quyền ông Trump đối với khu vực Đông Nam Á thì sang năm thứ hai, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN có triển vọng kinh tế tươi sáng
11:28' - 26/11/2017
Triển vọng kinh tế của các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tươi sáng hơn trong những năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31: ASEAN+3 nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế
15:41' - 14/11/2017
Ngày 14/11, tại thủ đô Manila của Philippines đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 với sự tham dự của lãnh đạo 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31: Tổng thống Mỹ không tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á
15:38' - 14/11/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rời Philippines và không tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) do lịch trình Hội nghị này bị lùi lại 90 phút so với thời gian dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách của Donald Trump tác động mạnh tới doanh nghiệp xuất khẩu
14:56' - 10/05/2017
Các chính sách thương mại của Chính phủ Donald Trump và việc đồng USD mạnh lên sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực mở rộng thị trường ra nước ngoài của các doanh nghiệp Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.