Gỡ vướng triển khai các chương trình, đề án phát triển bền vững
Nhằm phát triển kinh tế toàn diện, bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên triển khai nhiều chương trình, đề án. Hiện nhiều mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của các chương trình, đề án đã cơ bản hoàn thành, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên, qua rà soát bước đầu, hiện cũng còn một số nội dung của các chương trình, đề án khó có khả năng hoàn thành, cần có các giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc...
Để đảm bảo các hoàn thành các mục tiêu kế hoạch của các chương trình, đề án đã được phê duyệt, đối với chương trình phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, triển khai và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, duy trì quỹ đất sạch tại các khu, cụm công nghiệp có lợi thế phục vụ cho thu hút đầu tư, thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Đối với chương trình phát triển thương mại, tỉnh đẩy nhanh việc lựa chọn vị trí để lập dự án xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm cấp vùng trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc và Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với sự phát triển của vùng... Trong thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai chương trình OCOP đi vào chiều sâu, xác định đây là giải pháp động lực cho phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh, phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: chè, lúa gạo, rau, quả (na, nhãn, bưởi), gỗ, quế, thịt lợn, thịt gà, trứng gà, các sản phẩm OCOP... Riêng với đề án cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Thái Nguyên đẩy mạnh rà soát, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là đối với các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư, công khai, minh bạch quy trình giải quyết thủ tục hành chính quy hoạch dự án đầu tư trên cổng dịch vụ công và các phương tiện thông tin, truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh...Theo Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, trong thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt khoảng 1.211.000 tỷ đồng, tăng bình quân từ 9%/năm trở lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân của tỉnh đạt từ 8%/năm trở lên nhưng qua tính toán sơ bộ, giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện năm 2025 ước đạt 1.132 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng 7,66%/năm, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân tăng 7,0 %/năm.
Đối với chương trình phát triển thương mại, đến hết năm 2024, đã cơ bản đạt mục tiêu đề ra khi Thái Nguyên luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về giá trị xuất khẩu, tăng trưởng lĩnh vực thương mại năm 2024, tỷ trọng dịch vụ chiếm 34,43% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Trong thực hiện chương trình phát triển nhà ở, hiện nay các chỉ tiêu về phát triển nhà ở như diện tích sàn nhà ở tăng thêm, diện tích bình quân đâu người đã đạt và vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong thành phần cơ cấu thì chủ yếu là nhà ở do người dân tự xây dựng; nhà ở thương mại và nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư đều không đạt mục tiêu đặt ra, với tỷ lệ thực hiện về diện tích sàn nhà ở thương mại đến hết năm 2024 chỉ đạt 18%. Diện tích sàn nhà ở xã hội tăng thêm trong giai đoạn không đạt so với mục tiêu đặt ra, số lượng dự án được triển khai đạt thấp (5 dự án), không có sản phẩm nhà ở xã hội nào được hoàn thành đưa vào sử dụng. Đối với chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, đến nay, các chỉ tiêu về lâm nghiệp đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân trong 4 năm 2021 - 2024 là 6,5% cao hơn 1% so với chỉ tiêu thực hiện chương trình, tỷ lệ che phủ rừng duy trì đạt trên 46%, giá trị sản xuất trồng rừng gỗ lớn bằng cây mọc nhanh đạt 296 triệu đồng/ha/ chu kỳ, trồng rừng gỗ lớn bằng cây mọc chậm ước đạt 430,5 triệu đồng/ha/chu kỳ, giá trị sản xuất trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ ước đạt 75 triệu đồng/ha/chu kỳ... Đối với đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, ước tính đến cuối năm 2025, Thái Nguyên hoàn thành mục tiêu có 97% số xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, 49/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 42%. Một số mục tiêu của đề án này đã hoàn thành vào cuối năm 2024 như: số tiêu chí nông thôn mới bình quân toàn tỉnh đạt 18,6 tiêu chí/xã, số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong thực hiện đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tỉnh đã phát triển diện tích trồng chè lên 22,2 nghìn ha; trong đó, diện tích chè cho sản phẩm là 21,5 nghìn ha, năng suất chè bình quân ước đạt 127 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi năm 2024 đạt 272,8 nghìn tấn, sản lượng chè sau chế biến (trà) đạt 54,6 nghìn tấn, giá trị sản phẩm trà đạt trên 13,8 nghìn tỷ đồng, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng và giá trị sản phẩm trà. Đối với việc thực hiện đề án cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến nay, có 8/10 mục tiêu cơ bản đảm bảo tiến độ, đạt và vượt mục tiêu, nổi bật là mục tiêu bình quân mỗi năm có trên 800 doanh nghiệp được thành lập mới. thu ngân sách Nhà nước từ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng bình quân 10 - 12%/năm, rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, thời gian thẩm tra, thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, rút ngắn thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất...- Từ khóa :
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Singapore tăng hơn 27%
06:30'
Sau 2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 6,57 tỷ SGD, tăng 27,15%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030
21:55' - 20/03/2025
Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình
21:54' - 20/03/2025
Đầu tư mở rộng quy mô đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729: 2012), 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025
21:22' - 20/03/2025
Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu – đơn vị đầu mối của Bộ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để xây dựng Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng kịch bản, xác định mục tiêu cụ thể để đạt tăng trưởng kinh tế 2 con số
21:22' - 20/03/2025
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao quyết tâm của tỉnh Vĩnh Long khi đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025 từ 8-8,5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phải cơ bản hoàn thành xây dựng Sân bay Long Thành trong năm 2025
21:21' - 20/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra tình hình, đôn đốc triển khai dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và các tuyến giao thông kết nối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung xử lý các dự án tồn đọng, tạo nguồn lực phát triển
20:09' - 20/03/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng Đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang về tình hình kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên: Cấp ủy xử lý việc khó tháo "nút thắt" giải phóng mặt bằng
20:03' - 20/03/2025
Tỉnh ủy Hưng Yên xác định giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng…; có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trao đổi, tham khảo mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc
19:20' - 20/03/2025
Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu phát triển mới, phải nhanh hơn, bền vững hơn, chất lượng hơn, hướng tới thực hiện thắng lợi hai mục tiêu 100 năm vào năm 2030 và 2045.