Gói cứu trợ COVID-19 mới - niềm hy vọng của nền kinh tế Mỹ
Sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Mỹ đã tạm khép lại mâu thuẫn liên quan đến gói cứu trợ mới liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá khoảng 900 tỷ USD, mở đường cho việc văn kiện này được trình lên Tổng thống Mỹ Donald Trump để ký ban hành thành luật.
Ngày 21/12, với 92 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá 892 tỷ USD nhằm tạo động lực cho hàng triệu người dân Mỹ và các doanh nghiệp vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, đồng thời cung cấp tài chính cho các hoạt động của chính phủ liên bang cho đến tháng 9/2021.
Trước đó vài giờ đồng hồ, gói cứu trợ này đã được Hạ viện Mỹ thông qua với 359 phiếu thuận và 53 phiếu chống.
Gói kích thích nền kinh tế trên là một phần trong dự luật ngân sách có tổng trị giá 2.300 tỷ USD nhằm tài trợ cho các cơ quan của Chính phủ Mỹ hoạt động cho hết năm tài chính 2021, cũng được Thượng viện thông qua trong ngày 21/12 này.
Theo dự luật, mỗi người dân Mỹ với thu nhập dưới 75.000 USD/năm hoặc các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 USD/năm sẽ được hỗ trợ 600 USD/người.
Ngoài ra, mỗi thành viên phụ thuộc dưới 18 tuổi trong cùng một hộ gia đình cũng được nhận 600 USD. Những người có thu nhập từ 99.000 USD/năm trở lên sẽ không được nhận trợ cấp.
Dự luật cũng gia hạn bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp liên bang với mức trợ cấp 300 USD/người/tuần; cấp hơn 284 tỷ USD tiền cho vay đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà và nhân công; chi 69 tỷ USD cho quỹ xét nghiệm và phân phối vắc-xin và chi 82 tỷ USD tài trợ cho các trường cao đẳng và trường học.
Dự luật này không bao gồm hàng trăm tỷ USD hỗ trợ cho các bang và địa phương do đảng Dân chủ đề xuất cũng như các điều khoản thúc đẩy bảo vệ trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp đối với các vụ kiện liên quan đến dịch COVID-19 của đảng Cộng hòa.
Dự luật trên còn bao gồm 13 tỷ USD tài trợ thực phẩm cho các gia đình đáp ứng các quy định về thu nhập nhất định, bởi theo các đảng viên Đảng Dân chủ, có tới 17 triệu trẻ em tại Mỹ hiện đang bị mất an ninh lương thực.
Bên cạnh đó, 25 tỷ USD cũng được sử dụng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho các gia đình gặp khó khăn để trả tiền nhà do đại dịch.
Chính phủ Mỹ cũng kéo dài lệnh cấm trục xuất đến ngày 31/1, bảo vệ hàng triệu người thuê nhà đang trong tình trạng rủi ro.
Khoảng 82 tỷ USD khác sẽ được dùng để giúp các trường học mở cửa trở lại một cách an toàn, mối quan tâm lớn của nhiều người, bởi các bậc cha mẹ đang đi làm đã buộc phải giảm giờ làm của họ hoặc nghỉ làm để chăm sóc con cái do trường học đóng cửa vì đại dịch.
Nguồn kinh phí này cũng sẽ giúp sửa chữa và thay thế hệ thống thông gió để giảm thiểu sự lây truyền virus SARS-CoV-2 và để tổ chức lại các lớp học để cho phép khoảng cách an toàn giữa các học sinh.
Gần 70 tỷ USD trong gói cứu trợ được dành để mua và phân phối vắc-xin ngừa dịch COVID-19, và trong đó khoảng 22 tỷ USD sẽ được chuyển cho các bang để phục vụ chi phí xét nghiệm và truy tìm nguồn gốc dịch bệnh./.
- Từ khóa :
- Chính phủ Mỹ
- Mỹ
- kinh tế Mỹ
- đảng Cộng hòa
- đảng Dân chủ
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 900 tỷ USD
10:45' - 22/12/2020
Ngày 21/12, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 900 tỷ USD nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân Mỹ đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
CAF và EIB sẽ cung cấp khoản tín dụng 500 triệu USD để hồi phục kinh tế Mỹ Latinh
08:32' - 22/12/2020
CAF và EIB sẽ cung cấp khoản tín dụng 500 triệu USD để thúc đẩy sự hồi phục kinh tế Mỹ Latinh.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Mỹ bác bỏ những thiệt hại do tấn công mạng
07:46' - 22/12/2020
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 21/12 cho biết một chiến dịch tấn công mạng mới đây đã ảnh hưởng đến những hệ thống dữ liệu thông thường song bộ này chưa nhận thấy bất cứ thiệt hại nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56'
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.