Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Sẽ giải ngân ngay các dự án đủ điều kiện
Phát biểu tại Hội nghị đẩy mạnh triển khai chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư, diễn ra sáng 12/3 tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Đây là gói hỗ trợ phục vụ mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội vì vậy có thể kéo dài một vài năm không cần giải ngân gấp, nhanh, nhưng những dự án đủ điều kiện thì sẽ được giải ngân ngay.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, bất động sản luôn là vấn đề được Ngân hàng Nhà nước quan tâm trong chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ thị trường phục hồi và phát triển ổn định. Chính vì vậy, nhiều chính sách của Ngân hàng Nhà nước đều dành cơ chế thoả đáng cho lĩnh vực bất động sản, kể cả những cơ chế hỗ trợ như giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp hay chính sách giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại …
Năm 2023, vượt qua nhiều thách thức, dư nợ tín dụng bất động sản vẫn đạt 2,89 triệu tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ của nền kinh tế. Đặc biệt, tín dụng đã chảy vào các phân khúc đang khuyến khích như: nhà ở thương mại, nhà ở có nhu cầu ở thực, hạn chế vào phân khúc nghỉ dưỡng và rất quan tâm giải ngân cho lĩnh vực nhà ở xã hội. Đối với riêng Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, Phó Thống đốc cho hay, đó là nguồn vốn của các ngân hàng thương mại nên quan điểm cho vay, giải ngân là đúng mục tiêu, đúng đối tượng của gói hỗ trợ và hướng tới nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp.Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Xuân Bắc cho biết: với Chương trình 120.000 tỷ đồng đến nay mới có 28/63 UBND tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình với 68 dự án; trong đó, một số tỉnh đã công bố nhiều dự án là: Hà Nội (6 dự án), Thành phố Hồ Chí Minh (6 dự án), Bắc Ninh (6 dự án), Bình Định (5 dự án)...Trong số 68 dự án thuộc 28 tỉnh, thành phố thì có 30 dự án có nhu cầu vay vốn. Các dự án còn lại không có nhu cầu vay vốn do đã hoàn thành hoặc đã thu xếp nguồn vốn khác.Trong số 30 dự án có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng; trong đó, có 10 dự án có nhu cầu giải ngân bao gồm: 7 dự án cấp tín dụng cho chủ đầu tư, 2 dự án cấp tín dụng đối với người mua nhà và 1 dự án cấp tín dụng cho cả chủ đầu tư và người mua nhà. Số tiền cam kết cấp tín dụng cho 8 chủ đầu dự án là 1.965 tỷ đồng và đã được giải ngân 640 tỷ đồng; cam kết cấp tín dụng cho người mua nhà tại 3 dự án với số tiền 7 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân là 6 tỷ đồng.Cụ thể, Ngân hàng BIDV đã giải ngân cho 3 chủ đầu tư dự án tại các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Dương với số tiền là 95,7 tỷ đồng. Vietinbank đã giải ngân cho 1 chủ đầu tư dự án tại tỉnh An Giang với số tiền là 128,6 tỷ đồng và cho người mua nhà tại 1 dự án với số tiền là 0,4 tỷ đồng. Agribank đã giải ngân cho 4 chủ đầu tư dự án tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh và Kiên Giang với số tiền là 415,7 tỷ đồng và cho người mua nhà tại 2 dự án với số tiền là 5,7 tỷ đồng.
Đề cao trách nhiệm trong thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Agribank đã tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn theo đúng tinh thần của Nghị quyết về cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo lại chung cư cũ.
Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án, người mua nhà nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp, Agribank triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ từ ngày 3/4/2023 với quy mô 30.000 tỷ đồng.
Đến thời điểm ngày 9/11/2023, Agribank đã phê duyệt các dự án: Dự án Khu nhà ở xã hội tại thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với số tiền cam kết cho vay là 50 tỷ đồng; dự án Nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư đồi Ngân hàng tại phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh với số tiền 950 tỷ đồng; dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam với hạn mức tín dụng 175 tỷ đồng và dự án Nhà ở thuộc khu thiết chế Bình Định với hạn mức cấp tín dụng 750 tỷ đồng; dự án Nhà ở xã hội số 2, Khu Đô thị phía Đông, thành phố Lạng Sơn với số tiền cam kết cho vay theo Hợp đồng tín dụng là 375 triệu đồng; Tổng số tiền phê duyệt cho các dự án là gần 2000 tỷ đồng.
Chương trình cho vay của Agribank đã góp phần tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đi đôi với kiểm soát rủi ro; tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp sở hữu nhà ở đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế.
Thời gian tới, Agribank tiếp tục có văn bản chỉ đạo, triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho các địa phương có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo lại chung cư cũ trên cả nước, tích cực tuyên truyền rộng rãi hơn nữa về chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đến các đối tượng khách hàng, đồng thời bám sát quá trình thực hiện của các Chi nhánh để chỉ đạo kịp thời, tăng cường hiệu quả triển khai các chương trình theo đúng quy định.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội như: rút ngắn thời gian rà soát thủ tục pháp lý, nguồn gốc sử dụng đất dự án nhà ở xã hội; đơn giản hoá quy trình, thủ tục hành chính; nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng cho chủ đầu tư và người mua có thu nhập trung bình và thấp…
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh các dự án nhà ở xã hội rất ít, quá trình thực hiện lại quá dài. Do đó, để có thể giải ngân nhanh nguồn vốn 120.000 tỷ đồng thì các địa phương giao đất sạch cho dự án thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội để doanh nghiệp thực hiện đầu tư, từ đó giải ngân vốn mới nhanh.
Đối với các ngân hàng thương mại, hiện thủ tục vay vốn đang rất lâu vì phải trải qua quá trình thẩm định hiệu quả của dự án. Do đó, ông Nguyễn Tuấn Anh đề xuất nên bỏ qua quá trình này bởi đã là phát triển nhà ở xã hội thì dự án có hiệu quả, quy định rất rõ chủ đầu tư được 10% lợi nhuận trên tổng chi phí của dự án.
Nhìn nhận một cách thực tế hơn, đại diện Công ty cổ phần Đức Mạnh tại Đà Nẵng chỉ rõ thực trạng có cung thì mới có cầu, các thủ tục hành chính để xây và mua nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc. Lãi suất cho vay của gói 120.000 tỷ đồng còn cao. Bởi, hiện mức lãi suất cho vay bình thường từ 8-9%, nhưng lãi suất của gói vay 120.000 tỷ đồng từ 7 -8,2%. Mức lãi suất này chênh lệch không lớn với mức lãi suất thông thường do đó ngân hàng xem xét giảm mức suất xuống thấp hơn nữa để doanh nghiệp mặn mà với việc vay vốn.
Trong khi đó, đại diện các ngân hàng thương mại lại cho biết: Khó khăn trong giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội là khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, tính thanh khoản của dự án, giới hạn về tỷ suất lợi nhuận của các dự án nhà ở xã hội… Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định: Ngân hàng này rất muốn cho vay, luôn tìm kiếm và tiếp cận khách hàng để có thể giải ngân. Với riêng gói 120.000 tỷ đồng, ngay khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ đạo, BIDV đã triển khai đến toàn chi nhánh nhưng còn nhiều thủ tục vấn đề cần giải quyết nên đến nay mới tiến cập 8 dự án, phê duyệt 4 dự án và giải ngân hơn 96 tỷ đồng. Qua thời gian triển khai chương trình, Ngân hàng Nhà nước cũng nhận thấy nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa công bố danh mục này mặc dù Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị. Ngoài ra, một số dự án thuộc danh mục được công bố nhưng chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn. Các tổ chức tín dụng qua tiếp cận, thẩm định các dự án nhận thấy, một số dự án còn gặp vướng mắc về mặt pháp lý, về giải phóng mặt bằng, về thủ tục tính tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất … Theo tổng hợp danh mục dự án đủ điều kiện tham gia Chương trình 120.000 tỷ đồng thì chỉ có 4 dự án (tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Nghệ An) trong tổng số 68 dự án là dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư.
Về phía người mua nhà, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, nhiều dự án đang thi công phần móng hoặc đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu, chưa khởi công, đang giải phóng mặt bằng … nên chưa đủ điều kiện mở bán sản phẩm.
Bên cạnh đó, Luật Nhà ở (2014) quy định về điều kiện được mua nhà ở xã hội cũng như điều kiện về cư trú và điều kiện về thu nhập thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập cá nhân không còn phù hợp trong bối cảnh giá nhà đã tăng cao. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi; trong đó, một số điều kiện đã được chỉnh sửa tuy nhiên hiện chưa có hiệu lực thi hành.
Theo Ngân hàng Nhà nước, để đẩy mạnh Chương trình 120.000 tỷ đồng cần có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ. Từ đó, tạo ra các dự án nhà ở để các ngân hàng thương mại xem xét cho vay.Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Nhà ở. Đồng thời, theo dõi tình hình triển khai chương trình để đề xuất sửa đổi cho phù hợp với thực tế triển khai.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, hạ lãi suất, tạo cơ sở để hạ lãi suất cho vay theo Chương trình theo đúng tinh thần tại Nghị quyết 33/NQ-CP.
Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình, mở rộng truyền thông, giới thiệu, tư vấn các nội dung chương trình tới khách hàng đủ điều kiện để khách hàng có đủ thông tin và chủ động tiếp cận, vay vốn khi có nhu cầu.
Về phía Bộ Xây dựng, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Bộ đã phối hợp với các ngân hàng thương mại đôn đốc, triển khai đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Hiện, Bộ Xây dựng đang đề nghị các địa phương báo cáo về việc thực hiện gói 120.000 tỷ đồng để tìm ra các khó khăn cùng tháo gỡ giải quyết. Đồng thời, Bộ sẽ trao đổi với Ngân hàng Nhà nước để rà soát xem trong quá trình vay vốn chủ đầu tư, người mua nhà gặp phải những khó khăn để cùng tháo gỡ.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công gần 15 nghìn tỷ đồng tín phiếu
18:06' - 11/03/2024
Ngày 11/3, Ngân hàng Nhà nước vừa chào bán tín phiếu có kỳ hạn 28 ngày theo phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu đơn giá.
-
Ngân hàng
Nhận diện đầy đủ để tăng trưởng tín dụng bám sát thực tế
11:59' - 20/02/2024
Thống đốc nhấn mạnh toàn hệ thống ngân hàng phải nêu cao trách nhiệm trong hoạt động để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm
22:14' - 15/02/2024
Các tổ chức tín dụng cần quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu ngay từ đầu năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ không cắt giảm ngân sách 1.000 tỷ USD dành cho quân đội
10:28'
Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang sản xuất hàng loạt tên lửa siêu vượt âm, đồng thời nhấn mạnh không cắt giảm ngân sách quốc phòng 1.000 tỷ USD dành cho quân đội Mỹ.
-
Tài chính
Long An hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế
22:05' - 24/05/2025
Đoàn Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) vừa có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Long An.
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào quốc gia thành viên OECD cao kỷ lục
08:02' - 24/05/2025
Bộ Kinh tế Mexico hôm 22/5 cho biết nước này đã thu hút kỷ lục gần 21,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.