Gợi ý đáp án môn tiếng Anh thi vào lớp 10 năm học 2021-2022 ở Hà Nội

11:47' - 12/06/2021
BNEWS Gợi ý đáp án môn tiếng Anh thi vào lớp 10 năm học 2021-2022 ở Hà Nội được cập nhật dưới đây.
Đề và đáp án môn tiếng Anh thi vào lớp 10 năm học 2021-2022 ở Hà Nội, mã đề 110 (Trang 4)
Giải đề thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội (Trang 4). Nguồn: Tuyensinh247.com

>> Gợi ý đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Toán năm học 2021-2022

>> Gợi ý đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm học 2021-2022

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI VÀO 10 NĂM HỌC 2021 – 2022 - HÀ NỘI MÔN ANH - MÃ ĐỀ: 119

Sửa: 7 => B

1. C 2. B  3. A  4. D  5. B  6. C 7. B 8. A 9. C 10. A
11. A 12. D 13. C 14. B 15. A 16. A 17. B 18. D 19. A 20. B
21. B 22. B 23. D 24. C 25. B 26. A  27. C 28. A 29. D 30. D

 1 (NB)

Kiến thức: to V/ V_ing

Giải thích: Cấu trúc: It’s good (for somebody) to do something: Nó là tốt để (ai đó) làm gì

Tạm dịch: Nó tốt để uống một cốc nước ấm ngay sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng.

Chọn C.

2 (NB)

Kiến thức: Câu hỏi đuôi

Giải thích: Chủ ngữ mệnh đề chính: “His mother”, động từ mệnh đề chính “is”

=> Câu hỏi đuôi dùng dạng “isn’t she”

Tạm dịch: Mẹ của anh ấy rất tự hào về anh ấy, phải vậy không?

Chọn B.

3 (NB)

Kiến thức: Cấu trúc “used to”

Giải thích: Cấu trúc: 

used to + V_Infinitive: thói quen, sự việc đã từng xảy ra trong quá khứ nhưng bây giờ không còn nữa.

to be used to + V_ing/Noun: quen với việc gì, không còn xa lạ nữa

get used to + V_ing/ Noun thể: dần quen với việc gì

Sau chỗ trống là động từ nguyên thể “have” => Loại B, C và D

Tạm dịch: Peter đã từng ăn trưa ở căng tin trong trường học khi anh ấy học lớp 6.

Chọn A.

4 (TH)

Kiến thức: Từ vựng

Giải thích: 

  1. safety (n): sự an toàn
  2. system (n): hệ thống
  3. light (n): đèn, ánh sáng
  4. jams (n): sự mắc kẹt, sự kẹt

traffic jams: tắc đường

Tạm dịch: Việc tắc đường ở Việt Nam thường xảy ra ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Chọn D.

5 (TH)

Kiến thức: Từ vựng

Giải thích: 

  1. rapid (adj): nhanh, nhanh chóng
  2. quickly (adv): một cách nhanh chóng
  3. good (adj): tốt
  4. more quick  => sai cấu trúc ngữ pháp

Trước chỗ trống là động từ thường “answers” => chỗ trống cần điền trạng từ bổ nghĩa cho động từ

Tạm dịch: Tuấn là một học sinh tốt. Cậu ấy luôn trả lời câu hỏi của giáo viên một cách nhanh chóng.

Chọn B.

6 (TH)

Kiến thức: Giới từ 

Giải thích: 

  1. in + năm/tháng/mùa/thập kỷ/ thiên niên kỷ/ thế kỷ
  2. at + giờ cụ thể
  3. on + ngày/ngày, tháng/ ngày, tháng, năm
  4. since + mốc thời gian (thường dùng làm dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành)

Tạm dịch: Ngày Trái Đất đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 22 tháng 4, năm 1970.

Chọn C.

7 (TH)

Kiến thức: Thì của động từ

Giải thích: 

Chỗ trống thứ nhất: Dấu hiệu “three years ago” -”3 năm trước”

=> Động từ chia thì quá khứ đơn

Cấu trúc: S + Ved/ bqt + O.

Chỗ trống thứ hai: Dấu hiệu “ever since” - “kể từ khi đó”

=> Động từ chia thì hiện tại hoàn thành

Cấu trúc: S + have/ has + Vp2 + O.

Tạm dịch: Chúng tôi đã gặp nhau ở nhà của cô tôi vào 3 năm trước và làm bạn kể từ khi đó.

Chọn B.

8 (TH)

Kiến thức: Câu ước

Giải thích: Cấu trúc câu ước ở hiện tại: wish + S + V_quá khứ đơn …: Điều ước không có thật ở hiện tại

Tạm dịch: Đây là một vấn đề khó. Tôi ước là mình biết câu trả lời.

Chọn A.

9 (NB)

Kiến thức: Phát âm đuôi “ed”

Giải thích: 

A. entertained /ˌentəˈteɪnd/

B. destroyed    /dɪˈstrɔɪd/

C. decorated   /ˈdekəreɪtɪd/

D. appeared    /əˈpɪə(r)d/

Cách phát âm đuôi “ed”:

+ Đuôi “ed” được phát âm là /t/ khi động từ có phát âm kết thúc là /tʃ/, /θ/, /ʃ/, /s/, /k/, /p/, /f/

+ Đuôi “ed” được phát âm là /ɪd/ khi động từ có phát âm kết thúc là /t/, /d/

+ Đuôi “ed” được phát âm là /d/ với các trường hợp còn lại

Phần gạch chân phương án C được phát âm là /ɪd/, còn lại phát âm là /d/

Chọn C.

10 (NB)

Kiến thức: Phát âm “-o”

Giải thích: 

A. honey  /ˈhʌni/    

B. almost  /ˈɔːlməʊst/

C. cold /kəʊld/   

D. gold  /ɡəʊld/

Phần gạch chân phương án A được phát âm là /ʌ/, còn lại phát âm là /əʊ/

Chọn A.

11 (TH)

Kiến thức: Từ vựng

Giải thích: benefit (n): lợi ích

A. advantage): lợi thế, điểm thuận lợi                       

B. problem (n): vấn đề                      

C. disadvantage (n): điểm bất lợi   

D. danger (n): sự nguy hiểm

=> benefits = advantages 

Tạm dịch: Tôi rất có hứng thú với việc học nhiều hơn về du lịch sinh thái và những lợi ích của nó.

Chọn A.

12 (TH)

Kiến thức: Liên từ

Giải thích: as: bởi vì

A. so: vậy nên                                

B. so that: để mà                        

C. when: khi

D. because: bởi vì

=> as = because

Tạm dịch: Tôi thích đi đến nơi này vì nó có cảnh đẹp nhất trong thành phố.

Chọn D.

13 (NB)

Kiến thức: Trọng âm của từ

Giải thích: 

A. urban /ˈɜːbən/                               

B. package /ˈpækɪdʒ/                       

C. advise /ədˈvaɪz/   

D. fashion/ˈfæʃn/

Quy tắc: 

  • Hầu hết danh từ có 2 âm tiết => trọng âm rơi vào âm thứ nhất
  • Hầu hết động từ có 2 âm tiết => trọng âm rơi vào âm thứ hai

Phương án C trọng âm rơi vào âm thứ hai, còn lại rơi vào âm thứ nhất

Chọn C.

14 (NB)

Kiến thức: Trọng âm của từ

Giải thích: 

A. agree /əˈɡriː/        

B. open  /ˈəʊpən/         

C. reduce /rɪˈdjuːs/      

D. return /rɪˈtɜːn/

Phương án B trọng âm rơi vào âm thứ nhất, còn lại rơi vào âm thứ hai.

Chọn B.

15 (NB)

Kiến thức: Ngôn ngữ giao tiếp

Giải thích: - Thanh: “Bạn có muốn ăn chút kem không, Bình?”

  • Bình: “ ________________”
  1. Cảm ơn. Tớ muốn.
  2. Tớ cũng vậy.
  3. Tớ đang mong đợi.
  4. Của bạn đây.

Tạm dịch: Thanh: “Bạn có muốn ăn chút kem không, Bình?”

Bình: “ Cảm ơn. Tớ muốn.”

Chọn A.

16 (NB)

Kiến thức: Ngôn ngữ giao tiếp

Giải thích: - David: “Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian đưa mình đi thăm thú xung quanh.”

  • Jones: “__________________”
  1. Đó là hân hạnh của mình.
  2. Tôi không biết mấy giờ người đó đến.
  3. Đừng gợi nhớ đến tôi.
  4. Tôi không muốn dành thời gian.

Tạm dịch: - David: “Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian đưa mình đi thăm thú xung quanh.”

  • Jones: “Đó là hân hạnh của mình.”

Chọn A.

17 (TH)

Kiến thức: Giới từ

Giải thích: 

A. next: bên cạnh                               

B. in: ở + địa điểm lớn (thành phố, quốc gia …)                               

C. front: đằng trước    

D. for: cho, với

Ayers Rock, which was found for the first time by European explorers in 1873, is a famous landmark (17) in the desert of central Australia. 

Tạm dịch: Ayers Rock, được các nhà thám hiểm châu Âu tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1873, là một thắng cảnh nổi tiếng ở sa mạc miền trung nước Úc.

Chọn B.

18 (TH)

Kiến thức: Từ vựng

Giải thích: 

A. look (v): nhìn          

B. watch (v): xem         

C. sits (v): ngồi 

D. shines (v): tỏa sáng, chiếu sáng

It is a beautiful red-brown colour, especially when the sun (18) shines on it early in the morning and in the evening.

Tạm dịch: Nó có màu nâu đỏ rất đẹp, đặc biệt là khi mặt trời chiếu vào nó vào buổi sáng sớm và buổi tối.

Chọn D.

19 (TH)

Kiến thức: Liên từ

Giải thích: 

A. because: bởi vì     

B. moreover: hơn thế nữa

C. such: như thế, như vậy           

D. however: tuy nhiên

People on these trips usually sleep outside under the stars, not in tents (19) because it's more exciting. 

Tạm dịch: Những người trong những chuyến đi này thường ngủ ngoài trời dưới các vì sao, không phải trong lều vì nó thú vị hơn. 

Chọn A.

20 (TH)

Kiến thức: Động từ 

Giải thích: 

A. ought (modal verb) + to + V Infinitive: nên          

B. can (modal verb)  + V Infinitive: có thể

C. have (v): có           

D. are (tobe): thì, là, ở 

There are caves around the base of the rock and inside them you (20) can see paintings. Some of them are thousands of years old.

Tạm dịch: Có những hang động xung quanh chân tảng đá và bên trong chúng, bạn có thể nhìn thấy những bức tranh. 

Chọn B.

Dịch đoạn văn:

Ayers Rock, được các nhà thám hiểm châu Âu tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1873, là một thắng cảnh nổi tiếng ở sa mạc miền trung nước Úc. Những cư dân ban đầu của vùng này của Úc, người Aborigines (thổ dân), gọi nó là Uluru. Nó cao 348 mét, dài 3,6 km và rộng 1,9 km. Nó có màu nâu đỏ rất đẹp, đặc biệt là khi mặt trời chiếu vào nó vào buổi sáng sớm và buổi tối.

Khi khách du lịch muốn đến thăm Uluru, họ thường xuất phát cách đó 440 km ở một thị trấn tên là Alice Springs. Những người trong những chuyến đi này thường ngủ ngoài trời dưới các vì sao, không phải trong lều vì nó thú vị hơn. Lửa ngăn rắn và các động vật khác vào ban đêm. Và khi mặt trời mọc vào buổi sáng, quang cảnh của Uluru thật tuyệt vời. Sau khi ăn sáng, du khách thường dạo quanh chân tảng đá. Có những hang động xung quanh chân tảng đá và bên trong chúng, bạn có thể nhìn thấy những bức tranh. Một số trong số chúng đã hàng nghìn năm tuổi.

21 (TH)

Kiến thức: Đọc hiểu

Giải thích: Tiêu đề hay nhất của đoạn văn là gì?

A. Gia đình sum họp vào những ngày Tết. 

B. Tết ở Việt Nam.

C. Các lễ kỷ niệm truyền thống ở Việt Nam. 

D. Những hoạt động phổ biến trong những ngày Tết.

Thông tin: Let's take a look at some of the traditions linked to Tet, the most popular festival in Viet Nam.

Tạm dịch: Hãy cùng điểm qua một số truyền thống gắn liền với Tết, lễ hội phổ biến nhất ở Việt Nam.

Chọn B.

22 (TH)

Kiến thức: Đọc hiểu

Giải thích: Theo đoạn văn, Tết thường kéo dài bao lâu?

A. Trong một thời gian dài.

B. Trong ba ngày.

C. Vào đầu tháng Hai.

D. Vào cuối tháng Một.

Thông tin: Tet in VietNam starts with the first new moon, usually in late January or early February. The celebrations usually last for three days. 

Tạm dịch: Tết ở Việt Nam bắt đầu từ rằm tháng Giêng, thường vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai. Lễ kỷ niệm thường kéo dài trong ba ngày. 

Chọn B.

23 (TH)

Kiến thức: Đọc hiểu

Giải thích: Điều nào sau đây KHÔNG đúng, theo đoạn văn?

A. Những ngôi nhà được trang trí bằng những cành hoa mai hoặc hoa đào.

B. Hoa mai, hoa đào tượng trưng cho sự trường thọ.

C. Mọi người hoàn thành việc dọn dẹp nhà cửa trước ngày đầu năm mới.

D. Người Việt Nam dọn dẹp nhà cửa trong ngày Tết.

Thông tin: Before Tet, the Vietnamese clean their houses to clear out any bad luck from the previous year. People finish cleaning before New Year's Day because they believe you'll brush away your good luck if you sweep the house during Tet. 

Tạm dịch: Trước Tết, người Việt Nam dọn dẹp nhà cửa để giải tỏa những điều xui xẻo của năm trước. Mọi người hoàn thành việc dọn dẹp trước ngày đầu năm mới vì họ tin rằng bạn sẽ quét sạch vận may nếu quét nhà trong dịp Tết.

Chọn D.

Dịch đoạn văn:

Tết ở Việt Nam bắt đầu từ rằm tháng Giêng, thường vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai. Lễ kỷ niệm thường kéo dài trong ba ngày. Người Việt đón Tết bằng những buổi sum họp gia đình, những món ăn tuyệt vời và những điệu múa lân. Hãy cùng điểm qua một số truyền thống gắn liền với Tết, lễ hội phổ biến nhất ở Việt Nam.

* Màu đỏ là màu tươi sáng, vui vẻ, có tác dụng xua đuổi những linh hồn xấu. Đó là lý do tại sao mọi người trang trí nhà của họ với màu đỏ và vàng để mang lại may mắn cho năm tới. Ngoài ra, cha mẹ và ông bà dành cho trẻ em những phong bao lì xì màu đỏ.

* Một điều mọi người tránh trong dịp Tết là quét nhà. Trước Tết, người Việt Nam dọn dẹp nhà cửa để giải tỏa những điều xui xẻo của năm trước. Mọi người hoàn thành việc dọn dẹp trước ngày đầu năm mới vì họ tin rằng bạn sẽ quét sạch vận may nếu quét nhà trong dịp Tết. Người ta cũng mua những cành hoa mai, hoa đào tượng trưng cho sự trường thọ để trang trí nhà cửa.

Theo truyền thống, mọi người thường về quê ăn Tết cùng gia đình. Trong thời gian đó, họ đi thăm họ hàng và dùng những bữa ăn lớn cùng nhau. Họ mặc những bộ quần áo mới đầy màu sắc để mang lại may mắn cho năm mới sắp đến. Họ cũng đến thăm các hội chợ hoa và chợ thư pháp, nơi các nhà thư pháp có thể viết thơ trên “giấy đỏ”, gỗ hoặc đá cho họ.

24 (TH)

Kiến thức: Mệnh đề nhượng bộ, thì quá khứ đơn

Giải thích:

Cấu trúc: Although + S + V, S + V: mặc dù …

tired (adj): mệt => trước nó dùng tobe hoặc các động từ tình thái (feel, seem, become,...)

have to: phải

Phương án A: sai thì của động từ (has finish)

Phương án B: sai ở “tired” => was tired

Phương án D: sai ở “have to” => has to

Tạm dịch: Mặc dù anh ấy rất mệt nhưng anh ấy phải hoàn thành bài tập về nhà của mình.

Chọn C.

25 (VD)

Kiến thức: Cấu trúc với “suggest”

Giải thích:

Một số cấu trúc với “suggest” (gợi ý, đề nghị):

1. suggest + V-ing

2. suggest (that) S (should) + V-nguyên thể

Chủ ngữ “my friend” (bạn của tôi) là ngôi thứ 3, số ít nên phải chia “suggests” nếu ở hiện tại.

Phương án A: sai ở “improving” => improve

Phương án C: Sai ở “suggest” => suggests hoặc suggested

Phương án D: Sai ở “improves” => improve

Tạm dịch: Bạn tôi gợi ý rằng tôi nên cải thiện các kỹ năng xã hội của mình.

Chọn B.

26 (TH)

Kiến thức: Lượng từ

Giải thích:

Danh từ “homework” (bài tập về nhà) là danh từ không đếm được.

many + N đếm được, số nhiều: nhiều

much + N không đếm được: nhiều

Sửa: many homework => much homework

Tạm dịch: Em gái tôi có quá nhiều bài tập về nhà phải làm đến nỗi em ấy không có thời gian ra ngoài.

Chọn A.

27 (NB)

Kiến thức: Câu điều kiện loại 1

Giải thích:

Dấu hiệu: động từ trong mệnh đề “if” chia thì hiện tại đơn (don’t feel).

Cấu trúc câu điều kiện loại 1: If + S + V-hiện tại đơn, S + will/can… + V-nguyên thể

Sửa: would discuss => will discuss

Tạm dịch: Nếu bạn cảm thấy không khỏe, chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này sau khi ăn tối nhé.

Chọn C.

28 (TH)

Kiến thức: Câu bị động

Giải thích:

Cấu trúc câu bị động với động từ khuyết thiếu: S + modal verb + be + P2

learn => learnt / learned

should: nên

have to: phải

Tạm dịch: Chúng ta nên học từ vựng tiếng Anh thông qua đọc sách.

= A. Từ vựng tiếng Anh nên được học thông qua đọc sách.

B. Từ vựng tiếng Anh phải được học thông qua đọc sách. => sai nghĩa

C. Sai ở “be learning” => be learnt

D. Từ vựng tiếng Anh phải học thông qua đọc sách. => sai nghĩa

Chọn A.

29 (TH)

Kiến thức: Câu điều kiện loại 2

Giải thích:

Dấu hiệu: câu gốc đang nói đến thực tế ở hiện tại => dùng câu điều kiện trái với hiện tại để viết lại (chính là câu điều kiện loại 2).

Cách dùng: Câu điều kiện loại 2 diễn tả điều kiện trái với hiện tại dẫn đến kết quả trái với hiện tại.

Cấu trúc: If + S + V-quá khứ đơn, S + would (not) + V-nguyên thể

Nếu có tobe ở vế “if” => chia “were” (hoặc “was” trong văn nói).

Tạm dịch: Vì đại dịch Covid-19, chúng ta sẽ phải hủy chuyến đi lên núi.

= D. Nếu không có đại dịch Covid-19, chúng ta sẽ không phải hủy chuyến đi lên núi.

A. Sai ở “is” => was

B. Sai ở “will” => would

C. Sai ở “will have to” => wouldn’t have to

Chọn D.

30 (TH)

Kiến thức: Câu tường thuật/Tường thuật câu hỏi

Giải thích:

Động từ tường thuật chia quá khứ (said) => lùi 1 thì với động từ trong câu tường thuật.

Cấu trúc tường thuật câu hỏi Wh-: S + asked + O + wh-word + O + V-lùi 1 thì

what time do you come => what time he came

Tạm dịch: "Mấy giờ cậu về nhà mỗi ngày, Mark?" Tom nói.

= D. Tom hỏi Mark mấy giờ anh ấy về nhà mỗi ngày.

A. Sai ở “did he come” => he came

B. Sai ở “come” => came

C. Sai ở “said to” => asked, “does he come” => he came

Chọn D.

NHẬN XÉT ĐỀTHI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN ANH –TP HÀ NỘI NĂM 2021

Thực hiện: Cô Nguyễn ThịMai Hương-Tuyensinh247.com

I. Nhận xét chung: Cô Mai Hươngcông tác tại Tuyensinh247.comcho biết, nhìn chung đề thi năm nay vừa sức. Các câu hỏi không quá khó hay lắt léo mà bám sát các nội dung cơ bản đã được học. Những học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản này có thểlàm tốt ít nhất là 70% đề thi.

II. Phân tích cấu trúc đềthi tuyển sinh vào 10 môn Anh năm 2021 –Tp Hà Nội-Số lượng câu hỏi ở từng phần kiến thức khác nhau

Ngữ âm:4 câu

Từ vựng và ngữ pháp: 10câu

Đối thoại:2 câu

Kỹ năng đọc:7 câu

Kỹ năng viết:7 câu

-Điểm khác biệt so với đề thi năm 2020: Rất dễ nhận thấy đề thi năm nay có nhiều khác biệt so với đề thi các năm trước, đặc biệt là ở số lượng câu hỏi.

Theo như công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành đầu tháng 6, đề thi năm nay đã được giảm bớt chỉ còn 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan - giảm bớt 10 câu trong từng phần cấu trúc đề thi so với 2 năm trước và bỏ dạng bài tìm từ trái nghĩa.

Bên  cạnh đó, dạng bài viết cũng có 1 chút thay đổi. Đề thi năm 2019 và 2020 tập trung vào dạng bài viết lại câu sao cho có nghĩa tương đương với câu đã cho sẵn. Còn đề thi năm nay  xuất  hiện  thêm  dạng  bài  dựa  vào  các  từ đã cho để viết  thành  câu  hoàn  chỉnh.  Nếu ở hình  thức  tự luận như năm 2019, có lẽ đây sẽ là  dạng  bài  tập  dễ bị mất điểm,  bởi  chỉ cần thiếu 1 từ hoặc thậm chí 1 dấu phẩy cũng bị trừ điểm.

Tuy nhiên, với hình thức trắc nghiệm như năm nay, các em học  sinh  hoàn  toàn  có  thể ghi điểm  mà  không  gặp  quá  nhiều  khó khăn.

III. Một số gợi ý cho học sinh ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 –Tp Hà Nội năm 2022

Với cấu trúc đề thi như các năm trở lại đây, không khó để các em học sinh đạt được điểm cao. Thậm  chí, đối  với  nhiều  bạn môn  Tiếng  Anh  còn là  môn  thi  gỡ điểm. Vậy nên, để xác định được cách học và ôn tập sao cho thật hiệu quả mà không lãng phí thời gian là rất quan trọng.

Các em học sinh có thể chia việc học trong năm thành 2 giai đoạn chính. Ở giai đoạn đầu tiên, các em nên tập trung ôn các phần kiến thức theo chuyên đề (liên quan tới ngữâm, từ vựng, các hiện tượng ngữ pháp...).

Ở đầu SGK luôn có Bookmap, hệ thống kiến thức được học trong năm, các em có thể dựa  trên Bookmap  này để tự xây  dựng  lộ trình  ôn  tập  các chuyên đề, đảm  bảo mình đã nắm  vững  các  phần  kiến  thức cơ bản.

Ở giai đoạn 2, cũng chính là giai đoạn nước rút, các em tập trung luyện đề theo format đề thi. Mỗi ngày đều đặn dành thời gian luyện 1 đến 2 đề. Trong quá trình làm đề, nếu còn quên hoặc hổng kiến thức ở đâu, ta ôn tập và đắp  vào phần đó.

Việc chăm chỉ luyện đề không chỉ giúp các em rà  lại kiến thức của mình một cách thường xuyên, mà còn giúp chúng ta quen dần với cấu trúc đề thi, tự điều chỉnh được phương thức làm bài phù hợp khi đi thi./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục