Hà Nội bước vào năm 2017: Giải pháp mạnh để tăng tốc
Cùng với nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư nguồn lực, thu hút mạnh đầu tư phát triển kinh tế, phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn năm 2016, thành phố chọn năm 2017 là “Năm kỷ cương, hành chính” nhằm tạo chuyển biến trong tác phong, lề lối, thái độ phục vụ nhân dân của cơ quan công quyền, cũng như nâng cao ý thức toàn xã hội, xây dựng Thủ đô văn minh.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Thành phố đã đưa ra mục tiêu xuyên suốt và tổng quát cho năm 2017, đó là: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường phòng chống tham nhũng. Hà Nội đặt ra chỉ tiêu năm 2017, tốc độ tăng GRDP đạt 8,5 – 9,0%; GRDP bình quân đầu người từ 86 – 88 triệu đồng/năm; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn từ 11 – 12%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 4-5%. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng hàng đầu của thành phố. Đặc biệt, để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn bên ngoài, Hà Nội đang và sẽ thực hiện đổi mới toàn diện các thủ tục, giảm hẳn thời gian trả kết quả, cũng như số lần người dân và doanh nghiệp đi lại.Ngoài 100 thành phố, vùng lãnh thổ trên thế giới đã có quan hệ hợp tác, Hà Nội tiếp tục ký kết hợp tác với nhiều đối tác mới, làm tiền đề và cơ sở cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận, hợp tác làm ăn.
Thành phố chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI, trọng tâm là các lĩnh vực: Quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư; tăng cường xúc tiến đầu tư, các giải pháp huy động nguồn lực, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc và xóa bỏ nhanh những rào cản về pháp lý, thủ tục.
Một giải pháp quan trọng khác, thành phố thực hiện mô hình “Chương trình kết nối ngân hàng – Doanh nghiệp”, để các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, cũng như khi gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ kịp thời.Cùng với đó, thành phố có chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, khuyến nông, sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản.
Thành phố đẩy mạnh phát triển hợp tác xã kiểu mới và các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả. Điểm nổi bật nhất là thành phố chủ trương khuyến khích và ưu tiên tối đa cho thu hút đầu tư xã hội hóa hoặc công - tư kết hợp. Ví dụ, đối với việc xử lý rác thải, doanh nghiệp đầu tư công nghệ, máy móc, sau khi đưa vào vận hành, thành phố sẽ hợp đồng trả tiền trên từng m3 rác thải được xử lý…
Hà Nội là trung tâm kinh tế vùng và cả nước, nên việc phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ giám định khoa học, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh được chú trọng.Thành phố đẩy nhanh triển khai hai dự án Logistics ( lĩnh vực bảo vệ môi trường) tại huyện Sóc Sơn, Phú Xuyên; đa dạng hóa các dịch vụ để phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; kêu gọi đầu tư mạnh cho du lịch, hướng đến chuyên nghiệp, đầu tư lớn các công trình tham quan, vui chơi tầm cỡ.
Trong đó, điểm nhấn là tại các phố đi bộ trung tâm Bờ Hồ sẽ tổ chức nhiều chương trình văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật, vui chơi giải trí lớn như: Lễ hội hoa anh đào; dàn nhạc giao hưởng ngoài trời, biểu diễn nghệ thuật các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Hồng…
Hà Nội cũng sẽ đầu tư mạnh nguồn lực cho vùng kinh tế nông thôn vì đây là vùng chiếm tỷ lệ dân số đông, tạo của cải và sản phẩm rất lớn phục vụ thị trường Thủ đô. Hàng năm, nông dân Hà Nội chỉ phục vụ thị trường thành phố khoảng 60%, số còn lại chủ yếu phải nhập từ các địa bàn bên ngoài, khó khăn trong kiểm soát chất lượng, giá cả cạnh tranh.Vì vậy, thành phố có chủ trương đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thành phố xây dựng các vùng chuyên canh sản phẩm chất lượng cao, phấn đấu có khoảng 60.000 ha lúa chất lượng cao; diện tích rau các loại đạt 32.000 ha, trong đó có 43% diện tích trồng rau an toàn. Thành phố khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ kinh tế hộ với doanh nghiệp, thị trường.
Giải pháp về giao thông được thành phố tập trung cao độ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục đầu tư, khởi công nhiều công trình đầu tư theo hình thức PPP như quốc lộ 21, đường 70; đẩy nhanh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhất là các tuyến đường sắt, đường vành đai; phát triển khu vực đô thị dọc hai bên trục Nhật Tân – Nội Bài; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành đưa vào vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Năm 2017, thành phố phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình cấp bách chống ùn tắc giao thông theo cơ chế đặc thù như: Cầu vượt nút giao Cổ Linh, cầu vượt đường Thanh Niên – An Dương, đường vành đai 3 (dưới thấp) đoạn Mai Dịch cầu Thăng Long, mở rộng nút giao Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc; đẩy nhanh xây dựng các khu công viên Hồ điều hòa Cầu Giấy, Nhân Chính, Kim Quy…Năm nay, Hà Nội sẽ cải tạo, xây dựng các chung cư cũ như: Kim Liên, Giảng Võ, Thành Công, Nguyễn Công Trứ; phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp; xây dựng nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp, nhà công nhân tại Sóc Sơn, Chương Mỹ, nhà xã hội Cổ Bi, Tiên Dương, Đại Mạch, Ngọc Hồi…
Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định, n hiệm vụ đặt ra cho Thành phố Hà Nội trong năm 2017 là hết sức nặng nề.
Nhưng Thành ủy tin tưởng các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, quyết liệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2017./.
>>> Hà Nội thực hiện "5 rõ" để hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2016-2020
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thực hiện "5 rõ" để hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2016-2020
10:14' - 06/01/2017
Hà Nội tập trung hoàn thành xây dựng chiến lược trọng tâm cho giai đoạn 2016 – 2020 và các năm tiếp theo, trong đó thực hiện tốt 8 chương trình công tác của Thành ủy.
-
Bất động sản
Tại sao chất lượng nhà tái định cư ở Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế
09:59' - 04/01/2017
Nhiều người dân không “mặn mà”, thậm chí bức xúc với nhà tái định cư khi cả cơ quan quản lý, các cấp chính quyền cũng phải thừa nhận, chất lượng nhà tái định cư vẫn còn nhiều hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2016
21:14' - 30/12/2016
Thành phố Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Thủ tướng về công trình cao tầng trong nội đô Hà Nội
11:29' - 30/12/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội triển khai dịch vụ tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính tại nhà
15:18' - 28/12/2016
Ngày 28/12, Bưu điện thành phố Hà Nội đã triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà qua dịch vụ Bưu chính công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:13'
Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 44.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
08:55'
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
“Mở khoá” hạ tầng trạm sạc xe điện
08:00'
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) khuyến nghị Việt Nam cần từ 100.000 - 350.000 trạm sạc trong vòng 15 năm tới, tương đương với tỷ lệ 10 xe điện/trạm sạc.
-
Kinh tế Việt Nam
Tên gọi, trung tâm hành chính các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
07:36'
Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
07:35'
Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương lịch sử và những việc cần làm ngay
07:34'
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc ngày 12/4/2025 sau 3 ngày làm việc khẩn trương với sự thống nhất tuyệt đối.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
23:34' - 13/04/2025
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách dự kiến tên gọi và đơn vị hành chính các địa phương sau sáp nhập
23:29' - 13/04/2025
Sau đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi
20:18' - 13/04/2025
Việc giải ngân vốn đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là rất quan trọng để khai thông các nguồn lực cho phát triển đất nước.