Hà Nội còn 3 trọng điểm và 10 điểm đê xung yếu
Ba điểm trọng yếu được xác định là Trạm bơm Yên Sở (Hoàng Mai); cống Liên Mạc (Bắc Từ Liêm); khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu (Đông Anh).
Về 10 điểm xung yếu gồm: Kè Khê Thượng (Ba Vì); đê Sen Chiểu và Vân Cốc (Phúc Thọ); kè Liên Trì (Đan Phượng); kè An Cảnh (Thường Tín); kè Quang Lãng (Phú Xuyên); cống Cẩm Bình; đê Trung Mầu; kè Đổng Viên (Gia Lâm); hệ thống cống ở Cẩm Hà (Sóc Sơn); kè Thanh Am - Tình Quan (Long Biên).
Ông Hà Đức Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, các trọng điểm và các điểm xung yếu trên thường xuyên được Thành phố đầu tư nâng cấp, xây dựng, tu bổ để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai gây ra.
Tuy nhiên, với tình hình thời tiết diễn biến bất thường do biến đổi khí hậu, các trọng điểm và điểm xung yếu đê điều này vẫn luôn trong tình trạng báo động.
Theo ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), để đối phó với các hình thái thiên tai năm 2017, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm.Cụ thể, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều, hồ đập, công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão.
Đồng thời xây dựng phương án hộ đê, đảm bảo an toàn hồ đập, phòng chống úng, khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất nông nghiệp; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác tu bổ, xử lý hư hỏng đê điều, hồ đập, nạo vét kênh mương đảm bảo chất lượng, tiến độ quy định. Tại khu vực nội thành, giải pháp chống úng liên quan chặt chẽ đến việc vận hành trạm bơm Yên Sở và trục chính sông Nhuệ đã được Sở Xây dựng lập phương án.Đối với khu vực ngoại thành, phương án chống úng ngập do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng.
Việc vận hành hệ thống công trình tiêu úng khu vực ngoại thành thực hiện theo phương án xây dựng được duyệt của các công ty thủy lợi sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, Mê Linh, Hà Nội và các địa phương.
Trong đó, đặc biệt chú trọng giải pháp chủ động tiêu kiệt nước đệm, đẩy nhanh thời vụ gieo cấy vụ mùa và ưu tiên hỗ trợ tiêu úng khu vực nội thành.
Phó Giám đốc Hà Đức Trung cho rằng, Sở đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và công ty thủy lợi tiến hành kiểm tra, rà soát các hồ đập trên địa bàn; rà soát quy trình tích nước và vận hành, những hư hỏng, sự cố được đầu tư tu sửa nhằm bảo đảm an toàn cho các hồ chứa trong mùa lũ năm 2017; xây dựng phương án phòng, chống úng ngập ngoại thành và bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2017. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm 2017 có diễn biến phức tạp: nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm; mưa lũ diễn biến bất thường và ở mức cao, bão hoạt động sớm ở biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền tương đương với trung bình nhiều năm.Cùng với đó, năm 2017 sẽ là năm thứ ba liên tiếp xuất hiện hiện tượng El Nino chỉ sau một thời kỳ tương đối ngắn chuyển sang pha lạnh.
Do đó, trong năm 2017, dự báo trên Biển Đông sẽ xuất hiện khoảng 7 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thấp hơn so với trung bình nhiều năm; trong đó có khoảng 3 - 4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.Từ tháng 5 - 10/2017 có khoảng 6 - 8 đợt nắng nóng, chủ yếu tập trung vào nửa cuối tháng 5, 6 và 7, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối phổ biến ở mức 38 - 40 độ C.
Toàn mùa có từ 6 - 8 trận mưa to đến rất to với tổng lượng mưa vào khoảng 1.300 - 1.500 mm, xấp xỉ trung bình nhiều năm.
- Từ khóa :
- đê điều
- hà nội
- đê xung yếu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tồn đọng nhiều vụ vi phạm đê điều chưa được xử lý ở Hà Nội
12:08' - 24/02/2017
Đến cuối tháng 2/2017 trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 13 vụ vi phạm Luật Đê điều; các cơ quan chức năng mới chỉ giải tỏa được1 vụ, còn lại vẫn tồn đọng 12 vụ vi phạm
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.