Hà Nội đặt mục tiêu GRDP năm 2022 tăng 7-7,5%
Sáng 7/12/2021, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã khai mạc Kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI.
Tại kỳ họp này, HĐND thành phố xem xét, quyết nghị nhiều nghị quyết liên quan tới các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, thu chi ngân sách năm 2022 và nhiều cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển Thủ đô..
* Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịchBáo cáo tại Kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, với sự chỉ đạo của Trung ương, sự vào cuộc hiệu quả của cả hệ thống chính trị thành phố, sự đoàn kết, đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội đã chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo đó, kiểm soát dịch bệnh với mục tiêu trên hết, trước hết là sức khỏe, an toàn của nhân dân; đồng thời luôn duy trì, không để đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng.
Cụ thể, công tác phòng, chống dịch được xác định là nhiệm vụ trọng tâm từ cấp thành phố đến cấp cơ sở, với phương châm người dân là chiến sĩ, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch.
Thành phố đã thành lập trên 4.500 tổ COVID-19 cộng đồng với trên 29.500 nhóm COVID-19 cộng đồng tham gia công tác phòng, chống dịch tại cơ sở.
Thành phố cũng đã xây dựng phương án điều trị tại các bệnh viện và cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để có thể đáp ứng quy mô 50.000 giường; phê duyệt phương án đáp ứng ô xy y tế trong tình huống có 40.000 người bệnh.
Cùng với đó là thực hiện truy vết, xét nghiệm thần tốc, xử lý ổ dịch trên địa bàn thành phố nhằm sàng lọc F0 (đợt cao điểm nhất là từ ngày 8 đến 15/9 đã xét nghiệm gần 4,2 triệu mẫu) với việc huy động toàn bộ lực lượng y tế trong và ngoài công lập của Thủ đô, huy động sinh viên các trường cao đẳng, đại học cùng lực lượng hỗ trợ của 12 tỉnh phía Bắc.
Đáng chú ý, Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm chủng diện rộng trên địa bàn thành phố với quy mô lớn nhất từ trước tới nay (bình quân mỗi ngày trong chiến dịch đã tiêm được 420.000-550.000 mũi, ngày cao điểm nhất đã tiêm trên 600.000 mũi).
Đến nay, đã có gần 6,2 triệu người (tương ứng 94,2% người dân từ 18 tuổi trở lên) được tiêm mũi 1, trên 5,5 triệu người (tương ứng 84,6% người dân từ 18 tuổi trở lên) được tiêm mũi 2.
* Thích ứng linh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tếTrước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống, sức khỏe của nhân dân, Hà Nội đã từng bước thích ứng, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021.
Tăng trưởng GRDP của thành phố cả năm ước đạt khoảng 2,35-3%, mặc dù không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7,5%), nhưng vẫn duy trì ổn định. Ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng khá (giá trị gia tăng ước tăng 2,8- 3,0%), tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.
Ngành công nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn, tăng trưởng được phục hồi (giá trị gia tăng ước tăng 5,1-5,5% - tương đương mức tăng năm 2020). Cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường được kiểm soát.
Cân đối thu-chi ngân sách được bảo đảm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 241.896 tỷ đồng, vượt 2,7% so với dự toán Trung ương giao; đảm bảo nhu cầu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các nhiệm vụ chi phòng, chống dịch COVID-19, chi hỗ trợ người lao động và đối tượng sử dụng lao động, chi đảm bảo an sinh xã hội.
Lạm phát được kiểm soát, chỉ số CPI bình quân ước tăng khoảng 1,9-2,4% (thấp hơn mức tăng năm 2020 là 2,67%). Vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 2 tỷ USD, giảm 50%. Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 345.000 tỷ đồng (giảm 16%).
Về công tác quy hoạch, thành phố đã phê duyệt thêm 4 đồ án quy hoạch phân khu với tổng diện tích 2.710 ha; đang xin ý kiến Bộ Xây dựng 2 đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống; đẩy nhanh 31 quy hoạch phân khu thuộc 5 đô thị vệ tinh...
Hà Nội đã tiếp nhận và vận hành Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; tổ chức thực hiện 97 dự án cải tạo, sửa chữa hạ tầng giao thông.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, thành phố vẫn bảo đảm được an ninh chính trị, trật tự xã hội; duy trì được trật tự giao thông, trật tự và cảnh quan đô thị; cung ứng các dịch vụ đô thị và nhu cầu thiết yếu cho người dân...
Các chính sách an sinh xã hội cũng được bảo đảm, huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác chăm lo cho gia đình chính sách và hỗ trợ kịp thời người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên trong năm qua, thành phố vẫn còn nhiều kết quả chưa đạt được. Trong đó, lĩnh vực kinh tế có 4 chỉ tiêu chủ yếu không đạt kế hoạch là: GRDP, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, kim ngạch xuất khẩu và khách du lịch (giảm sâu 47%).
Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, không đạt mục tiêu để ra. Cải cách hành chính, giải quyết thủ tục hành chính, thu hút đầu tư còn chậm; giải quyết những vướng mắc trong triển khai các dự án thu hút đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng còn lúng túng, thiếu quyết liệt...
UBND thành phố đánh giá, bên cạnh nguyên nhân khách quan là dịch COVID-19 còn có nguyên nhân chủ quan chủ yếu do công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có lúc, có nơi chưa kịp thời, còn lúng túng, bị động, thiếu quyết liệt, chưa nắm chắc tình hình; năng lực một bộ phận cán bộ quản lý các cấp còn hạn chế...
* Phấn đấu GRDP năm 2022 tăng 7-7,5%Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, thành phố tiếp tục thực hiện mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Thành phố đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2022 (với 5 nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp; 13 nhóm chỉ tiêu văn hóa xã hội và 4 nhóm chỉ tiêu về đô thị, nông thôn, môi trường). Trong đó, GRDP tăng 7-7,5%, GRDP/người khoảng 139-141 triệu đồng; vốn đầu tư xã hội tăng khoảng 10%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5%...
Để đạt mục tiêu kế hoạch, Hà Nội đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Cụ thể, xây dựng và thực hiện nghiêm tiêu chí thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong các ngành, lĩnh vực. Nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhất là về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Tiếp tục tiêm vaccine phòng COVID-19 để đạt miễn dịch cộng đồng, đồng thời mở rộng tiêm vaccine cho trẻ em từ đầu năm 2022... và nhiều giải pháp đồng bộ khác.
Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch; cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đấy mạnh phát triển dịch vụ vận tải, logistics.
Riêng về kết cấu hạ tầng giao thông, trong năm 2022, sẽ vận hành, khai thác hiệu quả, an toàn tuyến đường sắt số 2A; đưa vào khai thác, vận hành tuyến đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội; mở rộng vùng phục vụ, hợp lý hóa mạng lưới các tuyến xe buýt; phấn đấu vận tải hành khách công cộng phục vụ 21,5-23%.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục sắp sếp tổ chức bộ máy, tăng cường kỷ cương hành chính. Hà Nội cũng sẽ rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng và thực hiện quyết liệt giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm, nhất là dự án lớn, trọng điểm.
Theo đánh giá của UBND Hà Nội, dự báo năm 2022 tình hình quốc tế và trong nước khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi. Dịch COVID-19 còn có thể kéo dài. Tuy nhiên, việc các quốc gia quan tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh, thương mại điện tử và kinh tế số trong bối cảnh đại dịch cũng là cơ hội cho những nền kinh tế đi sau, trong đó có Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Với việc năng lực y tế, kinh nghiệm chống dịch của Hà Nội đã được cải thiện và tỷ lệ phủ vaccine COVID-19 dẫn đầu cả nước, các chuyên gia cho biết đây là thời điểm thích hợp để Hà Nội đẩy mạnh biện pháp phục hồi, sớm lấy đà tăng trưởng để đạt mục tiêu GRDP tăng ít nhất 7% cho năm 2022./
- Từ khóa :
- hà nội
- kinh tế hà nội
- grdp hà nội
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
84,6% người dân Hà Nội từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine mũi 2
14:54' - 07/12/2021
Đến nay, thành phố đã có trên 5,5 triệu người, tương ứng 84,6% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 2 (trong đó, tỷ lệ tiêm mũi 2 cho người trên 50 tuổi là 82,3%).
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội vận hành thử đoàn tàu tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội
19:58' - 06/12/2021
Đoàn tàu tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội được Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho chạy thử ở chế độ vận hành tự động với tốc độ tối đa (80 km/h), từ ga S1 đến ga S8 (Nhổn - Cầu Giấy).
-
Kinh tế & Xã hội
Từ ngày 6/12, Hà Nội tổ chức cho học sinh lớp 12 đến trường, học 3 buổi/tuần
14:20' - 05/12/2021
Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo điều chỉnh quy mô cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. Thời gian triển khai từ ngày 6/12/2021.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội hướng dẫn xử trí các ca COVID-19 và F1, F2 tại trường học
21:21' - 04/12/2021
Tối 4/12, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản hướng dẫn phương án phòng, chống dịch COVID-19 khi có các ca F0, F1 và F2 trong trường học.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
10:31'
Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 vừa được công bố cho thấy người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, thị trường
10:26'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Đối tác chiến lược Việt Nam-Tây Ban Nha ngày càng thực chất và toàn diện
09:59'
Đại sứ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha và những điểm nhấn trong quan hệ Việt Nam – Tây Ban Nha.