Hà Nội kết nối phát triển du lịch tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long
Để quảng bá giá trị khu di sản, thu hút du khách, chiều 22/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Xây dựng sản phẩm và kết nối phát triển du lịch tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long” với sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp du lịch.
Nhiều chương trình du lịch đặc sắc khám phá Hoàng thành Thăng Long Một điều ai cũng nhận thấy, khu di sản Hoàng thành Thăng Long có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nổi bật là dấu tích khảo cổ học trong lòng đất, các công trình kiến trúc Kỳ đài, Đoan môn, Bắc môn, Hậu lâu, thềm điện Kính Thiên, dấu ấn lịch sử cách mạng Nhà và hầm D67, Hầm chỉ huy của Cục tác chiến cùng không gian thoáng đãng, trong lành. Trong rất nhiều nỗ lực kéo khách đến tham quan, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội xây dựng nhiều tour du lịch giúp khách khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Các tour du lịch này phù hợp với từng nhu cầu của các đối tượng khách và thời gian khách tham quan ở đây. Cụ thể, tour tham quan di sản tổng thể Hoàng thành Thăng Long được xây dựng giúp cho khách có cái nhìn tổng thể, chiều sâu về di tích. Tour tâm linh về nguồn tham quan thềm điện Kính Thiên, Hậu lâu và Bắc môn, dâng hương tưởng nhớ 52 vị vua các triều đại, dành cho du khách là phụ nữ, người trung niên và người cao tuổi. Tour tham quan cho học sinh cấp 2 - 3 tham quan, xem phim, tương tác dán quạt, vẽ gốm…Tour dành cho trẻ em tiểu học, các em tham gia trò chơi, xem phim, tham quan di tích khảo cổ, tham gia chương trình tương tác “Em làm nhà khảo cổ”. Đặc biệt, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội xây dựng tour đặc thù khám phá Hoàng thành về đêm kết hợp với tổ chức các sự kiện văn hóa ngoại giao tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Bên cạnh đó còn có tour ngoài giờ phục vụ du khách.
Cũng để làm phong phú thêm các hoạt động tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội còn tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội thường niên các dịp lễ Tết như: Lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế vào đầu Xuân, chương trình Vui tết Trung thu, lễ trồng cây nêu và thả cá chép vào dịp Tết ông Công ông Táo... Hiện tại, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội mở cửa tham quan cả buổi trưa, tạo điều kiện tốt nhất cho khách tham quan Hoàng thành Thăng Long. Hoàn thiện để tăng tính hấp dẫn Tại buổi tọa đàm, các hiệp hội du lịch, doanh nghiệp lữ hành đánh giá cao các giá trị của Hoàng thành Thăng Long, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị để hoàn thiện hơn điểm đến, tăng tính hấp dẫn cho khu di sản. Theo ông Nguyễn Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Hà Nội cho rằng, trong quá trình khai thác phát triển du lịch, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cần bảo tồn các giá trị truyền thống, xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với từng đối tượng và thị trường khách.Ví dụ đối với khách quốc tế cần giới thiệu sâu sắc hơn giá trị lịch sử thời hiện tại ở các di tích kháng chiến. Điểm đến này cần đầu tư cửa hàng lưu niệm, phòng chiếu phim giới thiệu về di sản, tổ chức thêm các sự kiện, hội thảo liên quan.
Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist đề nghị doanh nghiệp và Trung tâm cần có những buổi làm việc kỹ hơn về lộ trình tham quan để phù hợp với từng đối tượng khách.Trên cơ sở đó, khách có thể lựa chọn phương thức tham quan 1 giờ hoặc 2 giờ đồng hồ hay tham quan cả buổi.
Đánh giá Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội có sự đầu tư tương đối tốt trong thời gian gần đây nhưng cần đầu tư thêm sa bàn hoặc tái hiện lại Hoàng thành Thăng Long thông qua công nghệ 3D để khách có thêm những hình dung về di sản.
Tại các điểm tham quan cần tạo những điểm dừng chân cho khách nghỉ và cần tính chu trình có điểm đến, điểm dừng, lộ trình tham quan và cả công tác thuyết minh.
Nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cần có những nội dung trưng bày liên quan đến các vương triều hoặc phục dựng các nghi lễ cung đình, các buổi thiết triều.Đại diện Công ty cổ phần lữ hành quốc tế Kim Liên đưa ra sáng kiến, Hậu Lâu chính là lầu công chúa vì vậy có thể trưng bày các sưu tập của công chúa, khoảng 2 - 3 tháng lại thay đổi một lần, có thể là trang phục, trang sức công chúa...
Một mặt, tại đây có thể tổ chức các hoạt động văn hóa khác như tái hiện lại lễ gả công chúa cho các thủ lĩnh dân tộc, tổ chức các món ăn của người dân tộc để phục vụ khách du lịch vừa xem nghi lễ, vừa thưởng thức các món ngon.
Ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã ghi nhận những đóng góp của các hiệp hội, doanh nghiệp lữ hành, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục kết nối sâu hơn với các doanh nghiệp để hoàn thiện sản phẩm du lịch tham quan Hoàng thành Thăng Long./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tưng bừng Hội Sách Hà Nội lần thứ IV
16:34' - 22/09/2017
Ngày 22/9, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã tưng bừng diễn ra Hội Sách Hà Nội lần thứ IV năm 2017 với chủ đề “Sách và khởi nghiệp”, do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông tại Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội
16:19' - 22/09/2017
Dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội dài khoảng 12,5 km chạy dọc quốc lộ 32 từ Nhổn qua các đoạn đường Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Cát Linh - Trần Quý Cáp và ga Hà Nội.
-
Phân tích doanh nghiệp
Sắp có 5 chương trình tham quan miễn phí kết hợp đi bộ cho du khách tới Hà Nội
20:05' - 21/09/2017
Tháng 10 tới đây Vietravel Hà Nội tiếp nối mô hình du lịch miễn phí Free Walking Tour được giới thiệu và triển khai tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Không gian mặt nước thiếu điểm nhấn
12:13' - 17/09/2017
Không gian mặt nước tại Hà Nội như hệ thống sông - hồ chưa phát huy hết vai trò điều hoà môi trường, chưa tạo nên điểm nhấn mang bản sắc riêng cho Thủ đô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.