Hà Nội: Một số khu vực nguy cơ cao phải thực hiện giãn cách xã hội
Chủ trì cuộc họp có đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng BCĐ; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội: Nguyễn Doãn Toản, Ngô Văn Quý.
Khống chế thành công dịch bệnh ở giai đoạn trướcTại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nêu, tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước đang diễn biến phức tạp và khó lường. Thủ đô đã có 105 ngày bình yên trước khi cả nước xảy ra đợt dịch mới. Trong giai đoạn trước Hà Nội đã xử lý và khống chế thành công dịch bệnh.Ở giai đoạn này, ngay khi phát sinh ca bệnh đầu tiên, thành phố đã vào cuộc quyết liệt, trong khi đó lượng người từ Đà Nẵng về Hà Nội rất lớn, đến nay, đã lên trên 94.000 người và chưa dừng lại, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao, gây khó khăn cho quá trình truy vết của các đơn vị.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định, thuận lợi so với giai đoạn 1 là ở giai đoạn này, thành phố đã có kinh nghiệm, có sự tin cậy của người dân, sự đồng lòng của các cơ quan, sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng. Trong khi đó, khó khăn nằm ở tốc độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện nhiều ca bệnh trong cộng đồng; thiếu vật tư thiết bị và máy móc xét nghiệm PCR...Về quan điểm, giải pháp, Bí thư Thành ủy Hà Nội đồng tình với cách đề xuất của thành phố. Bí thư cho rằng, điều quan trọng là toàn Đảng bộ và Nhân dân Thủ đô phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.8 giải pháp và 5 nhiệm vụ cấp bách phòng chống dịchBí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh 8 giải pháp, 5 nghiệm vụ cấp bách đối với thành phố Hà Nội. Cụ thể, Thường trực Thành ủy yêu cầu kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch từ trước đến nay cả về con người, cơ chế, phương thức phối hợp giữa các lực lượng theo mức độ diễn biến dịch bệnh xảy ra nhưng cao hơn 1 mức so với kịch bản phê duyệt từ ban đầu.Giao Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố nghiên cứu để nâng mức cao hơn nữa cho một số khu vực có ổ dịch cũng như có rủi ro cao hơn mức chung của toàn Thành phố; một số hoạt động phải thực hiện như quy định của Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ Thành phố đến cơ sở, phải rà soát các điều kiện để bảo đảm yêu cầu "4 tại chỗ". Theo đó, rà soát lại để xem khả năng đáp ứng yêu cầu, khả năng cung ứng cho dịch bệnh, mua sắm công khai minh bạch theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Y tế. Sở Công Thương rà soát toàn bộ khả năng cung ứng vật tư hàng hóa, lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm khác, không để trường hợp thiếu hụt xảy ra.Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác truy vết, phát huy vai trò then chốt quan trọng của cán bộ thôn, tổ dân phố, công an xã... Tuy nhiên, ngoài truy vết F1, các trường hợp có triệu chứng, trường hợp đi về từ vùng dịch phải lưu ý vấn đề rà soát để kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh. Về vấn đề xét nghiệm, đồng tình với ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, Bí thư Thành ủy yêu cầu các đơn vị tập trung ưu tiên xét nghiệm PCR theo diện rộng; ngoài các bệnh viện của Hà Nội phải huy động bệnh viện tư nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ưu tiên xét nghiệm các trường hợp F1, người có triệu chứng. Bên cạnh đó, kết nối với hiệu thuốc để xác định trường hợp nghi nghờ.Bên cạnh vấn đề khoanh vùng, cách ly và thực hiện giãn cách kịp thời theo mức độ phù hợp với thực tế, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhắc nhở các đơn vị sẵn sàng, tập trung chữa trị; tính toán trường cho trường hợp xấu nhất; rà soát các cơ sở y tế của Thành phố có khả năng chữa trị, xem xét lại phương án Bệnh viện dã chiến tại Mê Linh để sẵn sàng cho phương án này.Truyền thông phải đi trước một bướcBí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng yêu cầu công tác truyền thông phải đi trước một bước, phát huy được kinh nghiệm thành quả trong giai đoạn trước; gắn liền với việc nêu cao trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, tính ưu việt của toàn bộ hệ thống chính trị.Đáng chú ý, về việc vẫn còn nhiều người dân không đeo khẩu trang, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ: "Tất cả mọi người nên đeo khẩu trang nơi công cộng và khi tham gia giao thông. UBND thành phố cũng nên xem xét đưa việc này thành quy tắc chung, kể cả khi hết dịch. Đây là vấn đề bảo vệ sức khỏe nhân dân lâu dài".Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nêu 5 việc cần lưu ý, coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới: Thứ nhất là tổ chức tốt và tuyệt đối an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, theo dõi sát sao các diễn biến phức tạp có thể xảy ra, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ hai, tiếp tục tổ chức tốt đại hội đảng bộ cấp quận, huyện và các đơn vị còn lại theo hướng thiết thực, không phô trương, hình thức; cắt biểu diễn văn nghệ, không tổ chức đưa đón đại biểu, tập trung cho vấn đề nội dung. Thứ ba là chuẩn bị tốt vật tư y tế để đáp ứng nhu cầu của Thành phố và sẵn sàng đáp ứng nhân lực cho Đà Nẵng khi cần thiết.Thứ tư là tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông sản phẩm hàng hóa thiết yếu, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người dân trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn vệ sinh, thực phẩm, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong phòng, chống dịch. Thứ năm là chuẩn bị các nội dung cho các hoạt động bình thường của hệ thống chính trị trong tình hình mới: Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long, Đại hội Đảng bộ thành phố cùng các hoạt động của Trung ương trên địa bàn, tùy theo tình hình dịch bệnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội hạ điểm chuẩn lớp 10 các trường công lập và trường chuyên, trường có lớp chuyên
21:50' - 06/08/2020
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1108/QĐ-SGDĐT ngày 6/8/2020 phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học Phổ thông công lập năm học 2020-2021.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết luận thanh tra về khu đất 69 Nguyễn Du liên quan đến Tổng Công ty PVC Hà Nội
21:31' - 06/08/2020
Ngày 6/8, Thanh tra Chính phủ đã ra kết luận thanh tra việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội xác minh F1, F2 liên quan đến 3 ca mắc mới tại cộng đồng
19:53' - 06/08/2020
Hà Nội thống nhất tranh thủ “thời gian vàng”, khẩn trương tiến hành truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan đến 3 ca mắc mới COVID-19 tại cộng đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện dịp Tết
21:56' - 25/01/2025
Sáng 25/1, (tức 26 Tết), đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã đến thăm, làm việc và kiểm tra công tác bảo đảm cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
18:59' - 25/01/2025
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 28/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn vì gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành
16:52' - 25/01/2025
Sáng 25/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, địa phương về đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt điều quyết giữ kỷ lục xuất khẩu
14:16' - 25/01/2025
Thời gian qua, ngành điều Việt Nam đã đối mặt với nhiều biến động về nguyên liệu, giá cả, nhưng cộng đồng doanh nghiệp chế biến điều đã đồng lòng đưa ngành điều về đích như mong đợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12:55' - 25/01/2025
Sáng 25/1, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy Chính phủ sau sắp xếp: Bộ Tài chính nhiều đầu mối và biên chế nhất
11:46' - 25/01/2025
Về biên chế sau khi hợp nhất, Bộ Tài chính mới có 69.405 biên chế công chức, 17.656 biên chế viên chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi cảng xanh - Bài cuối: Thích nghi với luật chơi mới
10:25' - 25/01/2025
Doanh nghiệp cảng Việt Nam vẫn phải đối mặt với khó khăn, vướng mắc trên hành trình chuyển đổi và phát triển cảng xanh, đòi hỏi sự chung tay của rất nhiều bên mới có thể vượt qua được thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi cảng xanh - Bài 1: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi
10:14' - 25/01/2025
Việt Nam có hệ thống 34 cảng biển đang là mắt xích quan trọng của nền kinh tế đất nước. Hằng năm, khối lượng hàng hóa trung chuyển qua cảng biển khoảng trên 800 triệu tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc
07:54' - 25/01/2025
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.