Hành trình hơn 60 năm của hàng không vũ trụ Nga
Ngày 12/4, người dân Nga kỷ niệm 60 năm ngày thực hiện thành công chuyến bay đưa người đầu tiên trên thế giới- nhà du hành Yuri Gagarin- vào vũ trụ. Chuyến bay này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử khám phá không gian và trở thành niềm tự hào của nước Nga.
Ngày 12/4/1961, tàu vũ trụ Vostok chở theo nhà du hành Gagarin được phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonour ở Kazakhstan, khi đó còn là một phần của LB Xô Viết. Chuyến bay kéo dài chỉ 108 phút khi tàu hoàn thành một vòng quay quanh quỹ đạo Trái Đất và trở về.
Kể từ đó nhà du hành vũ trụ Gagarin cũng trở thành huyền thoại và ngày ông thực hiện chuyến bay cũng trở thành Ngày Du hành vũ trụ của Nga. Nhà sử học Alexander Zheleznyakov gọi đây là thời khắc giúp cả nhân loại có niềm tin chắc chắn rằng khám phá một thế giới khác bên ngoài vũ trụ bao la hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Sự kiện đã ghi dấu ấn sâu đậm đến nỗi mà câu nói "Poekhali" (Đi thôi) của phi hành gia 27 tuổi đã trở thành câu khẩu hiệu mang tính biểu tượng với người dân Nga trong suốt những năm về sau.
Sau 60 năm, phi hành gia Yuri Gagarin, vẫn được nhắc tới như một người anh hùng của dân tộc. Hằng năm, rất đông người dân Nga vẫn tới đặt hoa tại các địa điểm tưởng niệm ông trên cả nước trong ngày 12/4. Nhà sử học Vyacheslav Klimentov gọi kỳ tích của Gagarin là nguồn cảm hứng giúp kết nối mọi người dân Nga.
Không chỉ được yêu mến bởi lòng dũng cảm và sự mưu trí, Yuri Gagarin còn là một tấm gương sáng, biểu tượng của sự thành công vươn lên từ khó khăn. Gagarin sinh trưởng trong gia đình lao động, có cha mẹ là thợ mộc và nông dân. Ban đầu ông được học ngành luyện thép trước khi được tuyển làm phi công của quân đội Xô Viết và ở tuổi 27, ông trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ.
Trong khi Gagarin được vinh danh thì tàu vũ trụ Vostok cũng được đưa vào trưng bày tại Bảo tảng Du hành vũ trụ tại thủ đô Moskva. Tại đây, trong ngày 13/4, cũng diễn ra triển lãm về cuộc đời và sự nghiệp của Gagarin, với nhiều hiện vật như các tài liệu, ảnh và đồ dùng cá nhân của Gagarin, từ thời ông còn nhỏ hay khi còn ngồi ghế nhà trường.
Cho tới nay, chuyến bay của Gagarin vẫn luôn được nhắc đến như niềm tự hào dân tộc với mỗi người Nga, một biểu tượng thể hiện sức mạnh của LB Xô Viết trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Bốn năm trước chuyến bay của Gagarin, ngày 4/10/1957, LB Xô Viết cũng chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất- vệ tinh Sputnik.
Cho đến bây giờ, thế giới vẫn coi những tín hiệu là 2 tiếng "beep-beep" đầu tiên mà Sputnik gửi về Trái Đất đã kích hoạt một cuộc chạy đua giữa LB Xô Viết khi đó và Mỹ trong lĩnh vực không gian vũ trụ.
Trong những năm sau đó, Nga luôn dẫn đầu khi Gagarin thực hiện thành công chuyến bay của mình, hay sự kiện nhà du hành Alexei Leonov trở thành người đầu tiên bước ra ngoài không gian và sự kiện Nga là quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng năm 1966. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, Mỹ đã trở thành quốc gia đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng.
Suốt 60 năm qua, Nga vẫn khẳng định vị thế đi đầu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, đều đặn đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Dù vậy, giới quan sát đánh giá Nga hiện đang phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh như Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua phát triển công nghệ không gian.
Năm 2020, Nga mất thế độc quyền thực hiện các vụ phóng đưa người lên ISS khi Công ty Space X của tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk phát triển và đưa vào sử dụng thành công các hệ thống tên lửa có thể tái sử dụng, đưa các nhà du hành Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đáp thành công xuống ISS.
Dù Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin vẫn khẳng định cơ quan này đang theo đuổi những dự án đầy tham vọng như sứ mệnh lên sao Kim, sao Hỏa hay lập một trạm vũ trụ trên Mặt Trăng thì những người trong ngành vẫn coi đây là thời điểm đầy khó khăn với Nga khi các đối thủ nổi lên ngày càng mạnh mẽ.
Dù vậy, người dân Nga vẫn luôn tin tưởng vào thành công trong tương lai khi nhìn vào thực tế lịch sử rằng quốc gia này luôn xuất hiện ở những thời điểm đáng nhớ trong lịch sử nhân loại. Không chỉ có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, Nga đã ghi dấu ấn trên vũ đài lịch sử với những phát minh lớn như súng trường AK-47, các loại vũ khí siêu thanh hay gần đây nhất là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik-V./.
- Từ khóa :
- nga
- hàng không của nga
- hàng không vũ trụ
- tàu vũ trụ
- gagarin
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nikon chi 91 triệu USD để bước vào ngành hàng không vũ trụ
08:03' - 07/04/2021
Nikon đã mua lại phần lớn cổ phần của Morf3D, một nhà cung cấp trong ngành hàng không, với khách hàng bao gồm cả hãng Boeing, theo một thỏa thuận ước tính trị giá gần 10 tỷ yen (91 triệu USD).
-
Kinh tế Thế giới
Nga gia hạn hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực không gian - vũ trụ
19:30' - 03/04/2021
Chính phủ Nga đã nhất trí gia hạn thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực không gian - vũ trụ với Mỹ cho đến tháng 12/2030.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản phóng thành công vệ tinh thử nghiệm kỹ thuật thu hồi rác thải vũ trụ
14:16' - 23/03/2021
Ngày 22/3, vệ tinh nhân tạo của công ty tư nhân Astroscale có trụ sở tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái Đất để thử nghiệm kỹ thuật thu hồi rác thải vũ trụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.