Hát Then được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

09:20' - 13/12/2019
BNEWS Hát Then là một loại hình nghệ thuật dân gian, một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của đồng bào Tày, Nùng, Thái miền núi phía Bắc, thường được sử dụng trong các nghi lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc…
Nghệ nhân Hà Văn Thuấn truyền dạy cho cháu, chắt trong gia đình những làn điệu Then cổ. Ảnh: TTXVN
Nghệ nhân Hà Văn Thuấn truyền dạy cho cháu, chắt trong gia đình những làn điệu Then cổ. Ảnh: TTXVN
Nghệ nhân Ma Phúc Hưu, thôn Tân Hợp, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) truyền dạy làn điệu Then cho thế hệ trẻ với mong ước thế hệ sau tiếp tục bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hầu như huyện nào (kể cả thành phố Tuyên Quang) cũng có hát Then, nhưng vùng hát Then đậm đặc, được duy trì, bảo tồn nguyên giá trị chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình. Ảnh: TTXVN
Bầu đàn tính sử dụng trong hát Then được làm từ quả bầu phơi khô, thân đàn được làm từ gỗ thừng mực. Ảnh: Minh Đức –TTXVN
Nghệ nhân Mã Văn Trực ( huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) biểu diễn làn điệu hát Then. Ảnh: Minh Đức –TTXVN
Nghệ nhân Hoàng Đức Thăng ( bên phải, bản Dâng, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) truyền dạy cách sử dụng đàn tính cho thế hệ trẻ. Ảnh: Minh Đức –TTXVN
Nghệ nhân Lưu Xuân Lai (70 tuổi) tại thôn Đồng Uẩn, xã Phúc Chu, huyện Định Hóa là một trong ba nghệ nhân hát then đàn tính ở tỉnh Thái Nguyên được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Ông là người có công truyền dạy hát then đàn tính cho hàng trăm học viên ở 24 xã thuộc huyện Định Hóa. Ảnh: Hoàng Nguyên – TTXVN

Liên hoan nghệ thuật hát Then đàn tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ 6. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang hầu như huyện nào (kể cả thành phố Tuyên Quang) cũng có hát Then, nhưng vùng hát Then đậm đặc, được duy trì, bảo tồn nguyên giá trị chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình. Ảnh: TTXVN

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục