Hệ lụy từ việc thắng thầu bỏ cọc, quây thầu, vây thầu
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, tại phiên thảo luận hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 diễn ra sáng 1/6, một số đại biểu Quốc hội đã nêu quan điểm đối với những bất cập trong các giao dịch bất động sản thời gian qua và có kiến nghị cụ thể nhằm từng bước lành mạnh hóa thị trường bất động sản.
Hệ lụy từ việc thắng thầu bỏ cọc, quây thầu, vây thầu
Chia sẻ về những góc khuất, những tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đã nêu 4 nội dung nổi cộm trong vấn đề này. Đó là tình trạng thắng thầu bỏ cọc, thổi giá đất lên cao. Theo đại biểu, việc này không còn là chuyện hiếm trong đấu giá đất ở nước ta với muôn vàn lý do, song vừa qua, không ít nhà đầu tư đã lợi dụng chiêu trò này, thắng với mức đấu giá cao chót vót, sau đó bỏ cọc nhằm kích giá đất, thổi giá đất để thao túng thị trường, làm lợi cho một nhóm thiểu số. Việc trả giá quá cao rồi bỏ cọc như vừa qua dẫn tới nhiều hệ lụy.Đại biểu lấy ví dụ từ vụ việc ở Thủ Thiêm, ngay sau cuộc đấu giá đất, nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng giá trúng thầu, thực chất là giá ảo để "té nước theo mưa", đẩy giá đất, giá nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh lên cao rồi kịp thời bán ra một số lượng lớn nhà đất mà họ đã mua gom trước đó. Có những nhà đầu tư lợi dụng để nâng giá trị cổ phiếu, trái phiếu của mình.
“Nguy hiểm hơn, có những người còn lợi dụng để "đánh võng" giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản vay ngân hàng mà nếu thực hiện trót lọt là có thể rút ruột các ngân hàng. Đáng lưu ý là việc giá đất bị đẩy lên quá cao cùng với giá ảo sẽ khiến cho giấc mơ an cư của những người có thu nhập thấp ngày càng trở nên xa vời”, đại biểu nhận định.
Thứ hai, theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, là tình trạng "quân xanh", "quân đỏ" thông đồng dìm giá. Theo đó, việc bắt tay nhau để dìm giá, mua rẻ tài sản của Nhà nước, nhất là đất đai diễn ra tại nhiều phiên đấu giá. Việc thông đồng có thể được diễn ra giữa những người tham gia đấu giá với nhau, còn gọi là "quân xanh", "quân đỏ" để lót đường cho một nhà đầu tư đã định sẵn trúng với giá rẻ. Giá trị thực của nhiều lô đất đã bị những "quân xanh", "quân đỏ" này dìm xuống.
“Trên thực tế, việc dìm giá còn có cả thủ đoạn sử dụng "xã hội đen" để đe dọa những người tham gia đấu giá khiến họ sợ hãi, bỏ cuộc, rút hồ sơ. Khi đó, cuộc đấu giá thực chất chỉ còn có một người tham gia, một mình một chợ, còn những người khác chỉ là "quân xanh" của chúng. Giá của lô đất này như thế nào là do những đối tượng này thao túng và gần như đã được định sẵn, đó là thấp hơn nhiều so với giá thị trường và chỉ cao hơn giá khởi điểm không đáng kể”, đại biểu Thủy cho hay.Cũng theo đại biểu, những thủ đoạn này đã gây ra thiệt hại rất lớn cho tài sản của Nhà nước chứ không chỉ đơn thuần là những vi phạm về quy định đấu giá, đấu thầu.
Một tồn tại nữa, theo đại biểu Thủy, đó là tình trạng bắt tay ngầm, rút ruột của Nhà nước. Theo phản ánh của giới kinh doanh bất động sản, sẽ không thể tác động được vào cuộc đấu giá nếu như không có "tay trong". Ở mức độ vi phạm đơn giản cũng có "tay trong" cung cấp, tiết lộ thông tin mới có thể tổ chức “quây thầu, vây thầu” để trúng với giá rẻ. Ở mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn, đó là sự cấu kết với những người có thẩm quyền để tạo thành nhóm lợi ích rút ruột của Nhà nước từ các phiên đấu giá.Đại biểu lấy ví dụ một vụ án ở Hà Nội thời gian gần đây. Các đối tượng đã bắt tay với những người có trách nhiệm để điều chỉnh giá đất rẻ hơn gần một nửa so với giá ban đầu, từ 500 tỷ xuống còn 300 tỷ đồng. “Nếu phi vụ này trót lọt, Nhà nước sẽ mất gần một nửa tiền, nhưng đến nay, vụ án trên đã có 8 bị can bị khởi tố, trong đó có 2 bị can là cán bộ của Ban Quản lý dự án. Tuy nhiên, dư luận băn khoăn liệu rằng còn nhiều phi vụ tương tự như thế này chưa bị phát hiện hay không”, đại biểu nêu ý kiến.
Một điểm nữa được đại biểu Thủy nêu lên là tình trạng móc ngoặc trong thẩm định giá. Theo đó, thẩm định giá là một khâu vô cùng quan trọng trong đấu giá đất; tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng pháp luật đã trao cho tổ chức này chức năng quá lớn trong khi cơ chế kiểm soát lại hết sức lỏng lẻo. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều sai phạm trong thẩm định giá nói chung và thẩm định giá đất nói riêng thời gian qua.Từ các vụ án được đưa ra xử lý vừa qua cho thấy, cùng là hành vi móc ngoặc giữa thẩm định viên với các tổ chức, cá nhân trong đấu giá nhưng đối với những gói thầu mua sắm trang thiết bị trả bằng ngân sách nhà nước, giá được thẩm định đưa ra trong nhiều trường hợp lại cao hơn rất nhiều so với giá thực tế. Đối với những lô đất của Nhà nước đưa ra đấu giá, nhiều trường hợp giá được thẩm định đưa ra lại về mức rất rẻ và mục đích cuối cùng của những trường hợp đẩy giá hay dìm giá này đều là để rút ruột, gây thiệt hại cho Nhà nước, làm lợi cho một nhóm thiểu số.
Theo đại biểu, những chiêu trò "quân xanh", "quân đỏ", thông đồng dìm giá, thắng thầu bỏ cọc, "đánh võng" giá đất, "thổi giá" đất nêu trên đã gây ra những hệ lụy rất lớn với kinh tế-xã hội. Do đó cần phải mạnh tay xử lý. Từ đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra thường xuyên hơn đối với hoạt động này. Cùng với đó, Bộ Công an cần chọn một số phiên đấu giá đất có nhiều dư luận để xác minh, điều tra, làm rõ nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa tội phạm trong hoạt động này.Xử lý tình trạng hai giá trong giao dịch bất động sản
Chia sẻ quan điểm đối với tình trạng thất thu thuế trong các giao dịch bất động sản, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho rằng, tình trạng hai giá, giá giao dịch bất động sản thực tế cao hơn nhiều so với giá kê khai trên hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản còn xảy ra phổ biến, làm thất thu ngân sách nhà nước.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan thuế, các cấp và các cơ quan liên quan như tổ chức hành nghề công chứng, thực hiện các biện pháp để chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản, bước đầu nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, các chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thời gian qua còn rất chung chung, chưa giải quyết triệt để được gốc vấn đề mà ngược lại đã làm phát sinh những hệ lụy bất cập trong quá trình thực hiện cụ thể.
Đại biểu Bình cho rằng, nguồn gốc của thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản là sự kê khai không trung thực của một bộ phận người dân tham gia giao dịch bất động sản và bảng giá đất của các địa phương hiện nay không sát với giá thị trường, còn thấp hơn nhiều so với giá thực tế. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, đặt ra việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản cũng phải gắn với quyền lợi của người sử dụng đất khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.Khi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản thì người dân chịu mức thuế cao hơn, tức là theo giá thị trường nhưng khi bị thu hồi đất đền bù lại áp theo giá Nhà nước, dẫn đến bất bình đẳng trong mối quan hệ này.
Cũng theo đại biểu Bình, cơ quan thuế hiện nay không có cơ sở pháp lý rõ ràng để công nhận hoặc không công nhận mức giá kê khai trong hợp đồng công chứng là giá giao dịch thực tế. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản ở các địa phương là không thống nhất, mỗi nơi, mỗi người áp dụng một kiểu. Bên cạnh đó, đại biểu Bình cho rằng, một số cán bộ thuế có biểu hiện lạm quyền, gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết hồ sơ. Một bộ phận người dân buộc phải chấp nhận tiêu cực để giải quyết hồ sơ được thuận lợi. Đại biểu nêu cụ thể: Về nguyên tắc, cá nhân kê khai giá chuyển nhượng bất động sản sai giá thực tế, thực hiện 2 giá giao dịch: Giá thực tế và giá ghi trong hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cả hành chính và hình sự. Những hành vi gian lận này cần phải được lên án, phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, thực tế các chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Ủy ban nhân dân một số tỉnh và các cơ quan liên quan trong thời gian qua trong chống thất thu thuế và hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản còn chung chung, chưa giải quyết được các nhiệm vụ nêu trên. Từ thực trạng trên, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về đất đai, thuế, trong đó quy định rõ nguyên tắc xác định giá đất theo giá thị trường đúng như quy định của Luật Đất đai. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải cập nhật đúng, đủ và kịp thời giá đất theo sát giá thị trường vào bảng giá đất nhà nước để làm căn cứ tính thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và tính chi phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cho người dân để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong các mối quan hệ này. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phải quy định rõ ràng, cụ thể các biện pháp chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản theo đúng quy định của pháp luật để cơ quan thuế địa phương thực hiện đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch, tránh tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, nhằm góp phần đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất kéo dài thời gian thực hiện về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
12:42' - 01/06/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 1/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Từng bước tháo gỡ khó khăn, "chắp cánh" cho nền kinh tế phát triển
11:31' - 01/06/2022
Trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu đã nêu một số nội dung trọng tâm trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách