Hiệu quả của phòng vệ thương mại trong bảo vệ lợi ích ngành mía đường
Phòng vệ thương mại với một quốc gia; trong đó, Việt Nam là biện pháp nhằm đảm bảo cho hàng hóa sản xuất trong nước có được sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh đối với hàng hóa nhập khẩu. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển cũng như bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước tác động không mong muốn từ bên ngoài.
Đây là nội dung được các chuyên gia bàn thảo tại Toạ đàm Thực trạng ngành mía đường Việt Nam sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại do Cục Phòng vệ thương mại phối hợp cùng Tạp chí công thương tổ chức chiều 30/12 tại Hà Nội. *Khó chồng khó Đường là một trong những ngành có lộ trình thực thi cam kết hội nhập dài nhất trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là một trong số bốn mặt hàng Việt Nam bảo lưu, duy trì, áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan với hầu hết các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết không cam kết mở cửa thị trường. Riêng với Cộng đồng kinh tế ASEAN, đường là mặt hàng có thời hạn cắt giảm thuế lâu nhất, thậm chí Việt Nam xin lùi thời hạn cắt giảm thuế thêm 2 năm so với cam kết ban đầu. Năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành mía đường với thuế nhập khẩu ở bước 5 %, từ đó được nhập khẩu từ các nước ASEAN; trong đó chủ yếu từ Thái Lan đã tạo nhanh chóng. Theo thống kê, năm 2020, nhập khẩu đường từ Thái Lan đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 330 % so với năm 2019. Đặc biệt, đường nhập khẩu từ Thái Lan với khối lượng lớn và giá rẻ đã gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, trước khi ngành đường thực thi, Việt Nam có 41 nhà máy sản xuất đường. Tuy nhiên, đến năm 2010 nhiều nhà máy thua lỗ, có nơi phải đóng cửa. Diện tích trồng mía bị thu hẹp đáng kể do thu nhập từ cây mía không đảm bảo cuộc sống của người nông dân. Hơn nữa, có những dấu hiệu cho thấy đường Thái Lan bán với giá rất rẻ do bán phá giá và nhận được trợ cấp từ Chính phủ Thái Lan. Trước tình hình đó, 6 nhà máy đường với đại diện là Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan. Sau quá trình điều tra kỹ lưỡng, ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp dụng bước thuế phòng vệ thương mại là 47,64% đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam. Do bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, lượng đường nhập khẩu Thái Lan từ tháng 3 năm 2021 giảm tới 75%. Điều này làm giảm tốc độ cạnh tranh không bình đẳng của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước, từ đó giúp giá được sản xuất trong nước tăng lên. Giá thu mua mía của nông dân cũng tăng thêm từ 100.000- 200.000 đồng/tấn. Đây là giải pháp hiệu quả để từng bước phục hồi vùng nguyên liệu của người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất mía đường, đồng thời giảm áp lực cho các doanh nghiệp mía đường trong nước.Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh tự do hóa và toàn cầu hóa, các cam kết cắt giảm thuế và thuế nhập khẩu của các quốc gia ngày càng giảm xuống, nhất là khi Việt Nam và một số nước tham gia vào các FTA, thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng thậm chí còn giảm và xóa bỏ hoàn toàn. Điều này khiến cho mức độ cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước ngày một tăng lên.
Với các hoạt động cạnh tranh này, Việt Nam có nhận thức chung và ủng hộ những hoạt động cạnh tranh sòng phẳng, lành mạnh giữa hàng nhập khẩu với hàng hóa sản xuất trong nước để làm sao mà sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện tại của quốc gia. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp và có hiện tượng, tức là hàng hóa nhập khẩu có những hành vi cạnh tranh không công bằng, không sòng phẳng với hàng hóa sản xuất trong nước, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Ông Nguyễn Văn Lộc- Tổng Thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam cho hay, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết ATIGA đối với đường từ thời điểm ngày 1/1/2020 và ngay tháng 2/2020 đã có một lượng đường nhập khẩu rất là lớn tràn vào Việt Nam.
Lượng đường này gấp đôi lượng đường trong nước sản xuất vào vụ ép năm 2019/2020, lượng thì lớn mà giá rất rẻ, giá đường chỉ xấp xỉ giá các nhà máy mua mía. Với lượng lớn, giá rẻ nên lượng đường nhập khẩu này hoàn toàn làm chủ thị trường và dìm giá đường trong nước xuống rất thấp. Do giá thấp, đường không bán được, chuỗi sản xuất nhà máy - nông dân đứt đoạn, nhà máy không có tiền trả cho nông dân, nông dân buộc phải giảm trồng mía, chuyển trồng cây trồng khác dẫn đến diện tích mía thu hẹp, nhà máy đóng cửa ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ xóa sổ. Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Võ Văn Út- đại diện nông dân trồng mía tại Phú Yên cho biết, những năm qua bà con nông dân rất khó khăn và điêu đứng vì diện tích cây mía giảm dần qua từng năm. Hơn nữa, mía là cây chủ lực của miền núi tỉnh Phú Yên, nếu so với các loại cây trồng khác đầu ra không ổn định, cây mía là sản phẩm được các nhà máy đã bao tiêu nên khi chặt xuống thu hoạch là đã thuộc hợp đồng thu mua. Thế nhưng, thời gian vừa qua, ngoài khó khăn do thiên tai nên giá thu mua quá thấp khiến bà con nông dân trồng mía bị thất thu, một số bà con giảm diện tích trồng mía. Nguyên nhân do sản phẩm đường Thái Lan nhập khẩu tràn vào với giá rẻ, các nhà máy đường không bán được với giá cũ mà phải giảm giá bán nên họ chào giá thu mua cây mía với bà con nông dân giá thấp hơn. Điều này đã tác động tiêu cực đến các nhà máy cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới bà con nông dân trồng mía. *Chủ động ứng phó Thống kê từ Cục Phòng vệ thương mại cho thấy, tính cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiến hành điều tra phòng vệ thương mại tổng cộng là 25 vụ việc; trong đó, có 15 vụ việc chống bán phá giá, 6 vụ việc tự vệ, 1 vụ việc chống trợ cấp và 2 vụ việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Theo ông Nguyễn Văn Lộc, biện pháp phòng vệ thương mại mà Việt Nam vừa qua đã triển khai trong lĩnh vực mía đường có 3 tác dụng tích cực. Chẳng hạn khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và trong mía đường là biện pháp điều tra, biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp phải thực hiện thông qua điều tra nhiều đối tượng, nhiều thành phần. Ngoài ra, việc này có tác dụng là chặn đứng sự suy thoái của ngành ngay từ khi bắt đầu công bố điều tra. Theo ghi nhận từ Hiệp hội, ngay khi công bố điều tra lập tức giá đường bắt đầu nâng dần lên, diện tích trồng mía không tiếp tục giảm nữa. Đặc biệt, giá đường của Việt Nam bắt đầu tiệm cận giá các nước trong khu vực và đến nay, giá mía mà ngành mía đường Việt Nam đang mua cho nông dân bằng giá mua mía của nông dân Indonesia, Philippines được hưởng. Ông Nguyễn Hồng Minh-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương nhấn mạnh, kể từ năm 2020 đến vụ mía 2020/2021 khi khởi xướng việc phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp đường từ Thái Lan, nhận thấy giá đường đã có dấu hiệu tăng lên, công ty bắt đầu cũng có những tích cực ban hành những chính sách về phát triển vùng nguyên liệu như tăm, lá mía và những chính sách đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay công ty cũng nhìn nhận có những dấu hiệu từ việc lẩn trốn lẩn tránh thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp diễn ra các nước ASEAN khác mà thay vì là Thái Lan. Vì thế, công ty mong muốn có những biện pháp để chống bán phá giá từ các nước ASEAN. Nếu sự việc tiếp diễn sẽ là mối đe dọa và rất cần có biện pháp phòng vệ thương mại đối phó với hiện tượng này. Nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, ông Chu Thắng Chung khuyến cáo, bên cạnh những nỗ lực từ phía cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hỗ trợ và giúp đỡ cho ngành đường phát triển, doanh nghiệp nên chủ động hơn trong việc sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại. Cùng với đó, doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình để có thể thích nghi với bối cảnh hội nhập kinh tế tốt hơn và phát triển bền vững./.- Từ khóa :
- phòng vệ thương mại
- ngành mía đường
- bộ công thương
- ASEAN
- FTA
Tin liên quan
-
Thị trường
Miễn trừ biện pháp tự vệ, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
18:20' - 15/12/2021
Bộ Công Thương vừa ra thông báo quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép, vụ việc ER01.SG04 và AC01.SG04.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp thích ứng để giảm những rủi ro từ phòng vệ thương mại
14:42' - 13/12/2021
Doanh nghiệp cần chủ động thu thập thông tin về động thái của doanh nghiệp nước sở tại, khi có doanh nghiệp phàn nàn về khó khăn của ngành sản xuất trong nước hoặc hàng Việt Nam giá rẻ.
-
Phân tích doanh nghiệp
Cơ hội nào cho doanh nghiệp mía đường trong nước?
19:08' - 07/11/2021
Các doanh nghiệp đường nội địa đang có cơ hội giành lại thị phần và mở ra câu chuyện tăng trưởng trong dài hạn.
-
Phân tích doanh nghiệp
“Vị ngọt” đến với doanh nghiệp mía đường
16:26' - 13/09/2021
Các doanh nghiệp mía đường được hưởng “vị ngọt” từ thuận lợi do ngành kinh doanh mang lại, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp các lĩnh vực khác đang nếm “trái đắng” do dịch COVID-19 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế nhập khẩu ethanol: Cần các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất
18:50' - 02/04/2025
Thị trường xăng sinh học tại Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động nhiều mặt khi giảm thuế nhập khẩu ethanol nên rất cần có các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cuba: Hướng tới hợp tác kinh tế toàn diện, hiệu quả và bền vững
18:38' - 02/04/2025
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 của Cuba với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 134,7 triệu USD.