Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và hơn 2 năm thực hiện Nghị định 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2017/NĐ-CP, việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp đã tồn tại nhiều vấn đề cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung để phù hợp hơn với thực tế.
"Việc thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của chính quyền, cơ quan chuyên môn địa phương để bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thực sự cần thiết nhằm xây dựng hành lang pháp lý thống nhất trong quản lý và phát triển cụm công nghiệp", Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Tại hội nghị này, đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cho hay, hiện vẫn còn không ít cụm công nghiệp chưa được đầu tư hạ tầng đồng bộ; thiếu khu xử lý nước thải. Việc quản lý Nhà nước thiếu hiệu quả, xuất hiện các vi phạm về đất đai, môi trường, xây dựng trong cụm công nghiệp, quản lý các cụm công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do có nhiều mô hình chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.Đại diện Sở CôngThương các tỉnh, thành phố đề nghị, Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp mới cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Môi trường để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đặc biệt là thống nhất mô hình quản lý, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong giải quyết thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng cụm công nghiệp; phân cấp, phân quyền cho địa phương để chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, giám sát thực hiện các quy định về an toàn, xử lý vi phạm tại các cụm công nghiệp... Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng khẳng định, việc hình thành các khu, cụm công nghiệp có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm, thu nhập cho lao động. Tuy nhiên, thực thế cho thấy, việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, nhất là vấn đề liên quan đến việc xử lý, chuyển giao các cụm công nghiệp do đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước là chủ đầu tư sang cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; việc phân cấp, phân quyền trong quản lý cụm công nghiệp. Vì vậy, Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương cần nghiên cứu, xem xét chỉnh sửa, bổ sung để Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp sát hợp với thực tiễn vận động, phát triển; trong đó, phải tính toán yếu tố đặc thù ở vùng, miền, khu vực, từ đó đưa ra cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp phù hợp.Các cụm công nghiệp cần đảm bảo yếu tố về diện tích, thống nhất mô hình quản lý, đầu tư xây dựng hạ tầng, sớm giải quyết triệt để tình trạng thành lập cụm công nghiệp nhưng thiếu các điều kiện, dịch vụ phục vụ sản xuất, gây khó khăn trong thu hút đầu tư, sản xuất dẫn đến lãng phí.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương Trần Văn Hảo cho hay, cần xem xét, quy định cụ thể về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất tại cụm công nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp thuê đất, xin giấy chứng nhận đầu tư xong chậm triển khai dự án. Đồng thời, phải quy định cụ thể thời hạn bị thu hồi đất và giấy phép đầu tư nếu không tổ chức sản xuất. Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình Trần Huy Quân cho rằng, xây dựng, phát triển cụm công nghiệp nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Hiện Thái Bình có 35/50 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu thút hơn 460 dự án sản xuất kinh doanh với tổng số vốn trên 30.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 55.000 lao động. Tuy vậy, tại Thái Bình đang tồn tại 3 mô hình quản lý cụm công nghiệp đó là Cụm công nghiệp do UBND huyện làm chủ đầu tư, quản lý; cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng và cụm công nghiệp có hai đơn vị cùng quản lý (UBND huyện quản lý diện tích cụm công nghiệp đi vào hoạt động từ trước năm 2017 và doanh nghiệp quản lý đầu tư hạ tầng phần diện tích mới mở rộng). Những cụm công nghiệp do UBND huyện quản lý do ngân sách khó khăn, ảnh hướng lớn đến việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng đồng bộ, không ít cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý rác thải, nước thải gây khó khăn cho thu hút đầu tư và sản xuất. Từ thực tế tại tỉnh Thái Bình, ông Trần Huy Quân kiến nghị, Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương cần có phương án, hướng dẫn các tỉnh, thành phố chuyển đổi mô hình quản lý cụm công nghiệp từ UBND huyện sang doanh nghiệp, vì hiện nay chưa có cơ chế pháp lý, nhất là đối với những cụm công nghiệp do UBND huyện quản lý, diện tích hẹp, không thể mở rộng, được thành lập trước khi có Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp../.Tin liên quan
-
Công nghệ
Tập đoàn Quanta đầu tư 120 triệu USD sản xuất máy tính tại Nam Định
11:40' - 23/04/2023
UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn Quanta của Đài Loan (Trung Quốc) đã ký thỏa thuận phát triển dự án sản xuất máy tính quy mô lớn tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định).
-
Tài chính
Đấu giá đất gặp khó, Nam Định thu ngân sách giảm
11:08' - 21/04/2023
Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Nam Định Vũ Đình Hồng cho biết, nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế tổng hợp
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định: Không có chuyện dừng chạy thận cho bệnh nhân
16:14' - 13/04/2023
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định Trần Hùng Cường khẳng định, bệnh viện sẽ bằng mọi cách tháo gỡ khó khăn do thiếu dịch chạy thận.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất phương án đầu tư cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
21:06' - 12/04/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải thống nhất bằng văn bản với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương về phương án đầu tư cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25' - 13/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50' - 13/07/2025
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48' - 13/07/2025
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20' - 13/07/2025
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22' - 13/07/2025
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11' - 13/07/2025
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45' - 13/07/2025
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08' - 13/07/2025
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.