Hội nghị AFTA 35: Nâng cấp Hiệp định ATIGA và bổ sung danh mục hàng hóa thiết yếu
Hội nghị Hội đồng AFTA 35 được tổ chức nhằm kiểm điểm tình hình thực thi Hiệp định ATIGA và trao đổi về các công việc cần triển khai trong thời gian tới.
Đến nay, theo cam kết của Hiệp định ATIGA, các nước ASEAN đã thực hiện xóa bỏ thuế quan với tỷ lệ trung bình là 98,6% tổng số dòng thuế trong năm 2021; trong đó, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trung bình của các thành viên ASEAN-6 gồm: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan là 99,3% và 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam là 97,7%. Với mục tiêu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy định về quy tắc xuất xứ để có thể tận dụng hiệu quả các ưu đãi của Hiệp định ATIGA; đồng thời, giải quyết các vướng mắc còn tồn tại hiện nay trong quá trình cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, các Bộ trưởng đã thông qua quy định sửa đổi một số điều khoản trong Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa (OCP) thuộc Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA. Riêng với việc xử lý các biện pháp phi thuế quan trong ASEAN, hội nghị ghi nhận, trong năm vừa qua, dưới sự chủ tọa của Việt Nam tại Ủy ban Điều phối Thương mại Hàng hóa ASEAN, việc xử lý các vấn đề liên quan đến các biện pháp phi thuế quan tồn đọng đã đạt một số tiến bộ. Cơ chế giải quyết các vấn đề phi thuế quan được tinh giản, một số sáng kiến mới bắt đầu được thảo luận.Hội nghị hoan nghênh tiến độ triển khai rà soát tổng thể Hiệp định ATIGA nhằm xây dựng định hướng nâng cấp Hiệp định này trong thời gian tới. Trong bối cảnh nền kinh tế ASEAN đang đối mặt với các thách thức do dịch COVID-19, các Bộ trưởng cho rằng, việc nâng cấp Hiệp định ATIGA được xây dựng để có thể đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của ASEAN; thúc đẩy thương mại nội khối, phát triển chuỗi cung ứng khu vực, góp phần hồi phục kinh tế sau đại dịch.
Phát biểu tại hội nghị, đoàn Việt Nam hoan nghênh những thành quả đạt được trong công tác xử lý các biện pháp phi thuế quan của ASEAN và cho rằng, với việc ASEAN đã xóa bỏ 98,6% tổng số các dòng thuế trong Hiệp định ATIGA, việc nâng cấp Hiệp định ATIGA cần phải hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các lợi ích của hiệp định thông qua việc giảm chi phí tuân thủ và tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Tại hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua việc bổ sung 107 mặt hàng nông sản, thực phẩm vào Danh mục hàng hóa thiết yếu ASEAN thuộc diện điều chỉnh của Biên bản ghi nhớ về xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hoá thiết yếu để ứng phó với dịch COVID-19 được ký kết trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Qua đó, nâng tổng số mặt hàng trong Danh mục này lên 257 mặt hàng. Hội nghị cũng ghi nhận những kết quả đạt được trong hợp tác hải quan ASEAN, đặc biệt là việc xây dựng Biểu thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) phiên bản 2022, dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 1 năm 2022./.Tin liên quan
-
Thị trường
Bộ Công Thương: Mua bánh trung thu trên mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro
18:39' - 06/09/2021
Theo Bộ Công Thương, việc mua bán bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội đang tiềm ẩn rủi ro.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
07:53'
Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, Việt Nam và Belarus đã và đang duy trì phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với độ tin cậy cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Quảng cáo
07:52'
Sáng 10/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moskva tại Liên bang Nga
07:26'
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moskva của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân song hành với doanh nghiệp Nhà nước
21:02' - 09/05/2025
Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" đã diễn ra vào chiều 9/5 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước sẽ dôi dư 4.226 trụ sở công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
20:35' - 09/05/2025
Tổng hợp của Bộ Nội vụ từ số liệu báo cáo tại Đề án của các tỉnh, thành phố cho thấy, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội nói gì về chế tài xử lý sữa giả, thuốc giả hiện nay?
20:22' - 09/05/2025
Bên lề Quốc hội, chiều 9/5, bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã chia sẻ ba nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh tính tuân thủ của hàng hóa Việt Nam
20:22' - 09/05/2025
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh về tính tuân thủ của hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương
20:05' - 09/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh có 78 phường không tổ chức HĐND sau sắp xếp
20:05' - 09/05/2025
Theo Đề án số 3019/ĐA-UBND, Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Hội đồng nhân dân cấp xã và 78 phường thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân.