Hội nghị Chính phủ với địa phương: Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo hơn
Sáng 28/12, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, nhấn mạnh, Chính phủ, chính quyền các địa phương và toàn hệ thống chính trị cần chủ động, tích cực quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện thật tốt, ngay từ đầu năm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ bằng những chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, phù hợp với thực tế, có tính khả thi cao, với tinh thần chung là phải chủ động, tích cực hơn, năng động, sáng tạo hơn, đạt được kết quả tổng thể cao hơn các năm trước và nhiệm kỳ trước.
Đây là lần thứ 4 liên tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương.
* Tiếp tục lan tỏa tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là nguồn động viên, khích lệ to lớn và là định hướng xuyên suốt để Chính phủ, chính quyền các cấp trên cả nước thực hiện trong năm 2021 và những năm tới.Tập thể Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải lĩnh hội đầy đủ, quán triệt sâu sắc và nghiêm túc triển khai ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bằng những hành động cụ thể, thiết thực.
“Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí sẽ tiếp tục làm lan tỏa tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, nhân thêm sức mạnh để cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả to lớn hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng bày tỏ. Cảm ơn sự quan tâm sát sao, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đối với mọi mặt hoạt động của Chính phủ, bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong suốt nhiệm kỳ từ 2016 đến nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ, các địa phương, các cấp, các ngành cần có phương án tích cực, chủ động để phấn đấu quyết liệt hoàn thành tốt kế hoạch năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025. “Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ mong muốn, tin tưởng rằng từng thành viên Chính phủ, từng "tư lệnh" ngành, Bí thư, Chủ tịch các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành khơi dậy tinh thần hăng say, nhiệt huyết cống hiến, đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong từng cơ quan, đơn vị, cùng cả nước nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước tiến lên, giành nhiều thắng lợi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, Quốc hội và chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. * Tập trung phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng Tham luận tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với nội dung các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2020 và những giải pháp chủ yếu trong việc chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 thành phố Hà Nội đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép trên địa bàn trọng điểm. Bên cạnh việc phòng, chống dịch, thành phố đã chủ động đánh giá tác động các ngành kinh tế và có kịch bản chi tiết.
Điều đó đẩy mạnh các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, nhiều hoạt động kết nối với các địa phương về cung cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, nhiều cuộc làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn.
Năm 2021, thành phố Hà Nội thực hiện năm chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó, phấn đấu GRDP tăng khoảng 7,5%.Ngay sau khi Chính phủ ban hành các Nghị quyết 01, 02 về phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh năm 2021, thành phố Hà Nội sẽ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ.
Trong đó, Hà Nội tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm; triển khai thực hiện tốt 2 Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố; đảm bảo tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
Thành phố tập trung phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại các ngành kinh tế; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống của người dân. Đồng thời, thành phố tăng cường xây dựng và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tiếp tục cải cách hành chính; công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí... Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét về một số nội dung: định hướng điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Hà Nội; sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Thủ đô; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 11 của Trung ương, Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô. Về quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, ông Chu Ngọc Anh cho biết, thành phố đã có báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị hỗ trợ trong việc bố trí vốn, lập thẩm định dự toán, lựa chọn tư vấn phương pháp để triển khai. Đối với các dự án đầu tư công, thành phố đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cụ thể quy định điều kiện bố trí vốn, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án. Về thí điểm mô hình chính quyền đô thị, thành phố kiến nghị Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình với Chính phủ để ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 97 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội. * Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố phấn khởi trước những kết quả ấn tượng, toàn diện trên các lĩnh vực mà cả nước đã đạt được, nhờ đó sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát.Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế có mức tăng trưởng dương trên thế giới và khu vực. Nước ta thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống, sức khỏe nhân dân, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội; củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
Ngay từ đầu năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung quán triệt, triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là thực hiện chủ đề năm 2020 “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, phát động phong trào thi đua 200 ngày chào mừng đại hội đảng bộ các cấp. Sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của doanh nghiệp, sự đồng thuận của người dân đã góp phần đưa kinh tế thành phố vượt qua giai đoạn khó khăn, có nhiều điểm sáng tích cực. Về phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh chủ động, tích cực, sáng tạo triển khai công tác phòng, chống dịch có hiệu quả; xây dựng các kịch bản ứng phó với dịch bệnh và vận dụng linh hoạt, hiệu quả đối với từng đợt bùng phát dịch bệnh.Thành phố kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp ngăn đà phá sản, duy trì sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội dưới tác động của dịch bệnh; kịp thời hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn, đảm bảo thực hiện 100% kế hoạch đề ra với số tiền hơn 600 tỷ đồng; xử lý gia hạn hơn 8.800 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp và hơn 200 tỷ đồng gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các hộ kinh doanh.
Việc phục hồi kinh tế đạt kết quả tích cực, kinh tế tăng trưởng 1,39% so với cùng kỳ (không để GRDP tăng trưởng âm). Trong đó, cả 3 khu vực dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đều tăng trưởng dương, xuất khẩu đạt hơn 44 tỷ USD, thu hút đầu tư từ nước ngoài đạt hơn 4 tỷ USD, có 40.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn hơn 1 triệu tỷ đồng. Hoạt động thu ngân sách có nhiều nỗ lực, ước đạt 352.000 tỷ đồng, đạt 86,74% dự toán. Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh xác định chủ đề là: “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, với mục tiêu tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đã đề ra, tập trung kiểm soát tốt lây nhiễm COVID-19 và triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, lĩnh vực; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính quyền đô thị… Thành phố đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với 20 chỉ tiêu và 9 nội dung trọng tâm để thực hiện tốt mục tiêu trên; trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2021; triển khai kế hoạch thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố theo Nghị quyết số 131 và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ đảm bảo đúng tiến độ; sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố Thủ Đức trình các cơ quan Trung ương thông qua.Dự kiến, ngày 31/12/2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Thủ Đức.
Cùng với đó, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đã đề ra, tập trung kiểm soát tốt dịch COVOD-19 và triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, lĩnh vực; đảm bảo tiến độ thực hiện 51 nội dung chương trình đề án theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI; quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII ngay từ năm đầu... Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2021, Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ quan tâm, sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố theo Nghị quyết số 131 của Quốc hội trước ngày 1/1/2021.Để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm có hướng dẫn về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa để thành phố kịp triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra; đẩy nhanh tiến độ kê khai, phê duyệt phương án và thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước trên địa bàn để thành phố có thêm nguồn lực đầu tư phát triển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm quy hoạch, phát triển đô thị
12:43' - 28/12/2020
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, đại diện hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều quan tâm tới vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư,Chủ tịch nước: Là công bộc của dân, trước hết, trên hết là vì dân, vì đất nước
11:42' - 28/12/2020
Năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, đạt 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm vẫn tăng trung bình 5,9%/năm, trở thành nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 trong ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
“Khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba”, quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép"
11:17' - 28/12/2020
Sáng 28/12, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ngày càng lớn mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương
09:14' - 28/12/2020
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã khai mạc sáng 28/12.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.