Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp bất thường lần thứ 9
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị.
Đổi mới tư duy, cách làm
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Hội nghị được tổ chức nhằm rà soát các công việc chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (dự kiến khai mạc ngày 12/2/2025), bảo đảm chất lượng, tiến độ các nội dung trình Quốc hội, qua đó, tạo sự đồng thuận cao nhất trong quyết định các nội dung, chương trình Kỳ họp và công tác nhân sự.
Theo Chủ tịch Quốc hội, trong bối cảnh Trung ương và địa phương đang tiến hành tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội đã hết sức nỗ lực, làm việc ngày đêm với tinh thần, trách nhiệm rất cao, phối hợp chặt chẽ trong chuẩn bị các nội dung.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về sự phối hợp giữa Chính phủ và Quốc hội phải tạo sự thống nhất để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.
Nêu rõ tinh thần là tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm, tập trung cao độ cho sự phát triển của đất nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phát huy kinh nghiệm, cách làm của các kỳ họp gần đây, nhất là Kỳ họp thứ 7, Kỳ họp thứ 8 để tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ 9. “Hai bên đã phối hợp rất tốt thì nay phải tốt hơn nữa; đã chân thành, trách nhiệm cao rồi, nay phải chân thành, trách nhiệm cao hơn nữa vì sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bảo đảm tiến độ, nội dung trình Kỳ họp
Báo cáo tại Hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, hoàn thiện thể chế, cơ chế vận hành các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị; xem xét, quyết định 4 nội dung khác thuộc thẩm quyền.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, khẩn trương hoàn thiện tài liệu để bảo đảm các công việc tiếp theo, gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 7 ngày trước khai mạc Kỳ họp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, đến sáng 5/2, Chính phủ đã hoàn thiện 8/10 hồ sơ, tài liệu gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; còn 2/10 hồ sơ đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 10/2.
Để thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các Kết luận số 121-KL/TW, số 123-KL/TW ngày 24/1/2025 của Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và các báo cáo bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ủy Chính phủ đề nghị Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua một số nội dung quan trọng, cấp bách.
Trong đó, 6 tờ trình dự án luật, nghị quyết liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy, gồm: dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Tờ trình Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Tờ trình Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Ngoài ra, còn các nội dung: Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên; Tờ trình Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Đảng ủy Chính phủ cũng đề nghị Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo bổ sung một số nội dung quan trọng, cấp bách vào Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để trình Quốc hội thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn như: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035; chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận...
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc, hiệu quả của Quốc hội với Chính phủ trong triển khai các nhiệm vụ theo sự phân công của Đảng, đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc rất lớn từ đầu nhiệm kỳ tới nay.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, việc tổ chức Kỳ họp bất thường thể hiện rõ tinh thần khi có vấn đề thực tiễn phát sinh phải giải quyết và giải quyết đến cùng, có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Trong đó, về sửa đổi các luật liên quan đến tổ chức bộ máy, Thủ tướng nêu rõ, tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn, đã được thực hiện nhiều năm qua nhưng lần này quyết liệt hơn, đúng với tinh thần là cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị, do đó có những vấn đề về luật pháp cần phải sửa đổi, quán triệt tinh thần của Trung ương là “vướng đâu thì sửa đấy”.
Về vấn đề kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết, qua rà soát thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho thấy, khó khăn nhất là tăng trưởng. Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất trong đánh giá sự phát triển của một đất nước, phản ánh quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, năng suất lao động... Việc đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng của 5 năm 2021 - 2026, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo 2026 - 2030... Do đó, phải ưu tiên tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục quán triệt nguyên tắc xây dựng pháp luật với tinh thần phân cấp, phân quyền tối đa, “cấp nào hiểu rõ nhất thì cấp đó quản”. Việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực để nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra. Bên cạnh đó cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính; chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Thủ tướng mong muốn, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau, “đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn nữa” với tinh thần đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, từ nay đến khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 chỉ còn 5 ngày, thời gian không còn nhiều trong khi khối lượng công việc rất lớn, do đó, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục khẩn trương trên tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, có thể tăng cường làm việc ban đêm, thứ Bảy, Chủ nhật để bảo đảm chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Quốc hội.
Đề cập một số nội dung cụ thể trong các dự thảo Luật về tổ chức bộ máy, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Bộ Nội vụ, các bộ liên quan và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, nhất là Ủy ban Pháp luật cần bám sát chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Hiến pháp để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo Luật.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, thận trọng để bảo đảm chất lượng cao nhất các dự thảo luật, nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy và sự vận hành thông suốt, hiệu năng, hiệu quả của bộ máy sau sắp xếp.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17' - 05/02/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 5/2
18:27' - 04/02/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về: dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV...
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Quốc hội xem xét dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trước ngày 10/2
17:06' - 03/02/2025
Bên cạnh phấn đấu khởi công Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Bộ Giao thông vận tải phấn đấu hoàn thành nghiên cứu đầu tư nhiều tuyến khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.