Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên: Truyền thông Ai Cập đánh giá cao vai trò Việt Nam
Tuần báo Al-Ahram của nước này số ra mới đây có đăng bài bình luận về sự kiện đang thu hút sự chú ý của dư luận và truyền thông quốc tế này.
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn bài viết của tác giả Abdel-Moneim Said – Chủ tịch kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược vùng (RCSS) cho biết việc lựa chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
Việt Nam đối với thế hệ của ông Said được nhiều người biết đến qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, một đất nước anh hùng, một quốc gia nhỏ song đã đấu tranh chống lại siêu cường thế giới, Việt Nam đã truyền cảm hứng ra toàn cầu, cho các nước Arab thấy những bài học về sự kiên cường.
Bài viết nêu rõ ngày nay, Việt Nam với thủ đô là Hà Nội, lại một lần nữa trở thành tiêu đề nổi bật hàng đầu của tin tức trên truyền thông quốc tế khi là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, một năm sau khi hội nghị lần đầu diễn ra ở Singapore vốn kết thúc bằng một thỏa thuận mà theo đó Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân và Washington sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống quốc gia này đồng thời giảm sự hiện diện quân sự ở Hàn Quốc.
Hà Nội hiện đang là trung tâm của ngoại giao quốc tế, việc Hà Nội được chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị này hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên. Hà Nội được chọn vì đã cho thấy “một sự định hướng liên quan các cuộc đàm phán về những vấn đề nhạy cảm sắp tới”.
Thực tế, Việt Nam đã không còn là một quốc gia đông dân nhưng nhỏ bé từng bị gạt ra rìa, hay từng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới nữa, Việt Nam hôm nay đã thay đổi hoàn toàn.
Điểm lại chặng đường phát triển của Việt Nam, bài báo viết năm 1986, Việt Nam đã tiến hành cải cách nền kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Trong quá trình này, vốn được gọi là công cuộc Đổi Mới, các đạo luật và quy định mới được ban hành nhằm mở cửa nền kinh tế và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được đóng vai trò quyết định chủ yếu trong việc hoạch định giá cả và sản xuất hàng hóa.
Đến năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập.
Điều này đã truyền cảm hứng cho một khuynh hướng mới trên truyền thông phương Tây và châu Á mà đã ca ngợi quốc gia này bằng những từ ngữ như “Việt Nam hiện đại”, “Paris của phương Đông”, “Vị thế của Việt Nam”, “Rồng Việt Nam” và “Mô hình của Việt Nam”… đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu mô hình này để tìm hiểu xem làm thế nào một nước nghèo như vậy, vốn trải qua các cuộc chiến tranh liên miên khiến nền kinh tế kiệt quệ, hàng triệu người thương vong, đã thành công trong việc trở thành một cường quốc mới nổi ở khu vực, một ví dụ tiêu biểu về khả năng vượt qua quá khứ.
Theo tác giả bài viết, “kinh nghiệm của Việt Nam” đáng được học hỏi. Hà Nội đã được lựa chọn là làm nơi để gặp gỡ, thương thuyết, qua đó phản ánh tầm nhìn của các cuộc đàm phán sắp tới, Việt Nam đã tạo ra một tiền lệ và một điểm đến.
Trong khi đó, tờ The Egyptian Gazette số ra mới đây có bài viết nhận định Việt Nam còn đóng vai trò hơn cả một địa điểm trung lập và thuận tiện cho việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên vào cuối tháng này.
Đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Triều Tiên, quốc gia Đông Nam Á này đang được coi là hình mẫu đáng để học hỏi kinh nghiệm về cải cách nền kinh tế.
Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Việt Nam đã đạt tăng trưởng ấn tượng kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi Mới, nâng thu nhập bình quân đầu người từ chưa tới 95 USD hồi năm 1990 lên thành 2.342 USD vào năm 2017.
Ngoài ra, một trong những bí quyết thành công của Việt Nam chính là việc áp dụng chính sách hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động thương mại với các nước thông qua nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nay được thay thế bằng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).
Bên cạnh những chính sách đó, môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện cùng với chi phí thấp đã khiến Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất hàng may mặc và điện thoại di động.
Tóm lại, Việt Nam đã chứng minh rằng bất kỳ nền kinh tế đói nghèo nào cũng có thể “xóa đói, giảm nghèo” tiến tới công nghiệp hóa bằng sự kết hợp và áp dụng các chính sách một cách đúng đắn.
Trong khi đó, theo các nhà phân tích Ai Cập, không khó để lý giải nguyên nhân tại sao Mỹ và Triều Tiên lại đi đến nhất trí chọn Hà Nội là nơi diễn ra cuộc gặp lần hai của lãnh đạo hai nước.
Đầu tiên có thể thấy Hà Nội là địa điểm an toàn để tổ chức sự kiện như vậy và thành phố này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ngoại giao cần thiết để góp phần vào thành công của hội nghị thượng đỉnh lần hai vốn được kỳ vọng sẽ đạt kết quả mang tính đột phá trong quan hệ giữa Wahington và Bình Nhưỡng, vốn có nét tương đồng như quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trước kia.
Hà Nội từng nhiều lần được truyền thông khu vực và quốc tế nhắc tới như một điểm đến an toàn, đặc biệt đối với các chính trị gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những ấn tượng rất tốt đẹp với Hà Nội. Ngoài ra, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, và tin cậy giữa Bình Nhưỡng và Hà Nội được cho là một cơ sở để đi đến thống nhất với phía Mỹ trong việc lựa chọn Hà Nội./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Ngôi trường biểu tượng của quan hệ Việt Nam - Triều Tiên
08:47' - 24/02/2019
Một trong những minh chứng về tình đoàn kết hữu nghị đó chính là Trường Mẫu giáo Việt - Triều hữu nghị.
-
Kinh tế tổng hợp
Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên: Cơ hội "vàng" quảng bá du lịch Việt Nam
08:32' - 24/02/2019
Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai sắp diễn ra tại Hà Nội là sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai: Cơ hội để truyền thông về Việt Nam
21:13' - 23/02/2019
Chiều 23/2, Trung tâm báo chí quốc tế Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai đã được khai trương tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
11:38' - 23/02/2019
Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Châng Ưn (Kim Jong Un) sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong những ngày sắp tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Séc đưa tin việc Việt Nam tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
11:28' - 23/02/2019
Giới truyền thông Séc đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong công tác đăng cai tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, đồng thời nêu bật ý nghĩa của sự kiện đối với Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.