Ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng
Buổi họp báo diễn ra ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông báo về những két quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng.
Theo đánh giá chung, kinh tế vĩ mô tháng 9 và 9 tháng cơ bản ổn định và tiếp tục duy trì chuyển biến tích cực. Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, quý sau tăng nhanh hơn quý trước, tháng sau tích cực hơn tháng trước.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực. GDP quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%; tính chung 9 tháng tăng 4,24%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
Bên cạnh đó, CPI tháng 9 tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 9 tháng tăng 3,16%; thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm; thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 75,5% dự toán. 9 tháng ước xuất siêu 21,68 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 6,9 tỷ USD). Nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát theo chỉ tiêu của Quốc hội. An ninh năng lượng (điện, xăng, dầu), lương thực, thực phẩm được bảo đảm.
Đáng chú ý, vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục được cải thiện, quý III tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 3,7%, quý II tăng 5,5%). Tổng vốn FDI đăng ký 9 tháng đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ, trong đó FDI đăng ký mới tăng 43,6%; FDI thực hiện đạt hơn 15,9 tỷ USD, tăng 2,2%. Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 51,38% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (46,7%) và số tuyệt đối cao hơn khoảng 110.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục chuyển biến. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường tháng 9 đạt gần 18,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng qua, Chính phủ cũng đã tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý quyết liệt, hiệu quả nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án đường cao tốc liên vùng, công trình hạ tầng chiến lược, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn…
Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng; tập trung cho công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến và chế tạo; đẩy mạnh hạ tầng chuyển đổi số, tăng cường phân cấp phân quyền mạnh mẽ, giảm phiền hà cho doanh nghiệp nghiệp và người dân.
Chính phủ thống nhất lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao nhất cho năm 2023 là tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý IV cần tăng 10,6% để tiếp tục phấn đấu đạt kết quả cao nhất có thể cho năm 2023.
Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, từ nay đến cuối năm, Chính phủ đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa các chính sách, nhất là các chính sách tài khoá, tiền tệ; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.
Thứ ba, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện quyết liệt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung vốn, đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng; kiên quyết không để tình trạng dàn trải, kém hiệu quả…
Thứ tư, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Trong đó, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo để trở thành động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Thứ năm, chú trọng tận dụng thời cơ, phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, nhất là chuyển đổi số (như sản xuất chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…); không để bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư từ việc nâng cấp quan hệ và các hiệp định thương mại, đầu tư với các đối tác.
Thứ sáu, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh với việc phát huy vai trò 26 tổ công tác của Chính phủ; đẩy mạnh triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa, bảo đảm thực chất, hiệu quả trên cơ sở lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Thứ bảy, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, nhất là các chính sách người có công, bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu, chủ động các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả.
Cuối cùng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy; triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
09:27' - 30/09/2023
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được khai mạc dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Duy trì 4 tổ công tác xử lý vướng mắc các dự án trọng điểm
09:05' - 30/09/2023
Tỉnh Thừa Thiên – Huế duy trì hoạt động 4 tổ công tác để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương khắc phục tồn tại, bảo đảm tiến độ Dự án Cảng hàng không Long Thành
08:28' - 30/09/2023
Các đơn vị liên quan khắc phục các tồn tại, hạn chế, tăng cường nguồn nhân lực, năng lực quản trị... để triển khai các giải pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả Dự án.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm
11:31'
HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND thành phố Hà Nội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 chức danh.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam
11:29'
Tỉnh Quảng Bình phấn đấu đến ngày 31/12 sẽ bàn giao 100% mặt bằng sạch phục vụ Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn đi qua địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2024, tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt từ 7,5-8%
11:29'
Đây là thông tin được ông Trịnh Văn Diễn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên thông tin tại Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức ngày 6/12.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút vốn FDI tăng cao
11:15'
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong khi vốn đầu tư trong nước vào địa bàn giảm mạnh thì thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh trong 11 tháng năm 2023 lại tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành giao thông nước rút giải ngân hơn 24.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
11:07'
Dù Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục dẫn đầu cả nước song áp lực giải ngân số vốn còn lại 24.000 tỷ đồng là rất lớn, đòi hỏi sự quyết liệt cũng như sự đồng hành của các bộ, ngành, địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Cung ứng điện liệu có đáp ứng đủ dịp cuối năm?
10:29'
Với tình hình thủy văn tốt cùng các giải pháp điều độ hợp lý từ sớm, tình hình cung cấp điện cuối năm nay sẽ được đảm bảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thu hút nhà đầu tư vào Nam Định
10:07'
Trong năm 2023, Nam Định đã thu hút hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài đến đăng ký đầu tư với số vốn hàng trăm triệu USD, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc kỳ họp thứ 13 HĐND Tp Hồ Chí Minh khóa X
10:03'
Sáng 6/12, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X khai mạc kỳ họp thứ 13, thảo luận và thông qua báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11
09:31'
Sáng 6/12, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2023.