Hợp nhất Phú Yên và Đắk Lắk - Đường lớn đã mở, kiến tạo không gian
Phú Yên - Đắk Lắk không chỉ “cộng gộp” địa lý, mà tạo ra một vùng kinh tế liên hoàn có đầy đủ mọi yếu tố để phát triển bền vững, tạo tương lai sáng tươi.
Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nghị quyết đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển. Chủ trương của Đảng cùng với quy hoạch phát triển của tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk sẽ thúc đẩy khu vực này thành trung tâm công nghiệp mới có cửa khẩu quốc tế và cảng biển.
Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết, địa phương xác định chọn lọc, ưu tiên các đề xuất dự án có hàm lượng công nghệ cao, có quy mô lớn; thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tạo hiệu ứng tốt cho môi trường đầu tư. Các lĩnh vực được xúc tiến đầu tư phải có ưu thế phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển kinh tế xanh bền vững của tỉnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn. Việc kêu gọi đầu tư vào tỉnh Phú Yên được phân theo 3 khu vực trọng điểm gồm: Khu vực phía Bắc định hướng phát triển du lịch, kinh tế biển; khu vực phía Nam định hướng phát triển công nghiệp luyện kim, lọc, hóa dầu, hóa dược, các ngành năng lượng sạch, sản xuất sản phẩm...; khu vực phía Tây định hướng phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến, trở thành đầu mối giao thương với các tỉnh khu vực Tây Nguyên... Hiện có nhiều nhà đầu tư lớn nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao; khu đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái ven biển... Ông Huỳnh Lữ Tân, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Phú Yên cho biết, Tập đoàn Hòa Phát đang đề xuất đầu tư 3 dự án tại tỉnh gồm: Hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm (giai đoạn 1) với quy mô diện tích 491,87ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4.470 tỷ đồng; Cảng Bãi Gốc với quy mô diện tích khoảng 400ha, tổng vốn đầu tư khoảng 24.000 tỷ đồng; Khu liên hợp Gang thép tại Khu công nghiệp Hòa Tâm với tổng vốn đầu tư khoảng 86.000 tỷ đồng. Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên đang thu hút kêu gọi các dự án như: Trung tâm Dữ liệu và cơ sở kết nối cáp viễn thông biển trên bờ (DATA CENTER), Trung tâm Logistics gắn với cảng cạn (IDC)... Cùng đó, liên danh Becamex - VSIP nghiên cứu đề xuất đầu tư Dự án Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Becamex Vsip Phú Yên với quy mô diện tích dự kiến 1.920 ha (bao gồm các khu công nghiệp khoảng 1.400 ha, khu đô thị - dịch vụ khoảng 520 ha)… Đắk Lắk cũng đang quy hoạch 5 khu công nghiệp và 26 cụm công nghiệp, tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, nhất là chế biến nông sản - thế mạnh của tỉnh. Khu công nghiệp Hòa Phú có diện tích khoảng 332 ha, hiện có 44 doanh nghiệp hoạt động, tổng doanh thu hằng năm đạt khoảng 6.000 tỷ đồng. Tại 9 cụm công nghiệp của tỉnh, đã có 175 dự án đăng ký đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 92%. Đặc biệt, lĩnh vực năng lượng tái tạo đang từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thụy, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), việc sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk với Phú Yên là chủ trương mang tính chiến lược, nhằm tái cấu trúc không gian phát triển kinh tế - xã hội theo hướng liên vùng, liên kết vùng, khai thác hiệu quả hơn các tiềm năng và phát huy tổng hợp nội lực sẵn có của hai địa phương. Sản phẩm củađịa phương có thể thông thương ra thế giới qua cảng biển ở phía Đông hoặc cửa khẩu biên giới đất liền phía Tây. Hàng hóa lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển, từ lợi thế so sánh chuyển thành lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Việc sáp nhập hai tỉnh là một hướng đi mang tính đột phá nếu được triển khai đúng cách. Đây là cơ hội để tạo lập một trung tâm phát triển mới, đa ngành, có chiều sâu và có khả năng kết nối quốc tế mạnh mẽ hơn. Để chủ trương này thành công, cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy hoạch, cơ chế đặc thù, đầu tư hạ tầng, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân và bộ máy quản lý ở cả hai tỉnh. Để tạo động lực cho tỉnh mới phát triển sau hợp nhất, bà Lê Đào An Xuân, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên kiến nghị, Đảng, Nhà nước, Quốc hội cần có chính sách phân bổ ngân sách linh hoạt, đầu tư công ưu tiên cho các hạ tầng trọng điểm; cơ chế rõ ràng về thuế, tín dụng, đất đai cho các lĩnh vực chiến lược như công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, tỉnh mới hợp nhất từ Đắk Lắk và Phú Yên sẽ thực sự là cực tăng trưởng mới của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp nhất Phú Yên và Đắk Lắk - Tiềm năng “vàng” từ sự “cộng hưởng”
13:56' - 23/04/2025
Với thế mạnh về nông nghiệp và nhiều dư địa để phát triển, việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên sẽ mở ra không gian lớn hơn, cơ hội mới cho doanh nghiệp, hình thành một vùng nông nghiệp liên hoàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp nhất Phú Yên và Đắk Lắk - Chủ trương đúng, thuận lòng dân
13:55' - 23/04/2025
Lật giở những trang sử vẻ vang của hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk, dễ nhận thấy mối liên kết bền chặt giữa hai địa phương, nhất là trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình