Hợp tác công – tư đưa nước sạch về nông thôn
Hiện cả nước đã có 86% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch; 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Đây là kết quả tổng kết hoạt động hỗ trợ Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức ngày 27/11, tại Hà Nội.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015 đã huy động nguồn lực đạt gần 38.000 tỷ đồng; trong đó, chủ yếu là nguồn vốn tín dụng ưu đãi và viện trợ quốc tế.Chương trình đã giúp thay đổi nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng nước sạch, qua đó góp phần cải thiện môi trường nông thôn. Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn lực và huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội.
Tuy nhiên, mặc dù đạt được nhiều kết quả nhưng trong quá trình triển khai Chương trình vẫn còn nhiều hạn chế như cơ chế chính sách cũng như văn bản hướng dẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; vẫn còn chênh lệch về tỉ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh, đặc biệt ở những vùng có điều kiện khó khăn, vùng sâu vùng xa.Chất lượng xây dựng và tính đồng bộ của các công trình cấp nước chưa cao và mới chỉ có khoảng 75% công trình cấp nước tập trung hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách còn chưa đủ mạnh để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn mang tính xã hội cao. Chương trình này không chỉ góp phần cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Mục tiêu Chương trình phù hợp với mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế và là một trong những tiêu chí quan trọng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
"Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là vấn đề tương đối khó để đẩy nhanh xã hội hóa vì tỷ lệ hộ nghèo cư dân nông thôn cao, sống phân tán nên cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để các doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đồng thời, đẩy mạnh khuyến khích cộng đồng, người dân tham gia.
Bởi vậy, việc hợp tác công – tư là rất quan trọng. Sự tham gia của khu vực tư không chỉ là về vốn mà giúp phát huy được các sáng kiến, năng lực quản trị tốt, đây là tiền đề cho quản lý vận hành bền vững." - Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đánh giá.
Đại sứ Australia tại Việt Nam ông Hugh Borrowman cho rằng, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực này để đảm bảo rằng hoạt động cấp nước được bền vững. Các hoạt động thương mại hóa cấp nước cũng có thể thực hiện được, để tránh tình trạng dao động giá cả hàng hóa thị trường.Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh việc cấp nước tới các vùng sâu, vùng xa, miền núi. Sau năm 2015, Australia có thể hỗ trợ hơn nữa trong việc chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực này để một ngày nào đó tất cả người dân Việt Nam đều được tiếp cận với nước sạch.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2016-2020 phấn đấu 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% trường học và trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh./.Bích Hồng/BNEWSTin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40'
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47'
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".