IMF nhượng bộ cho chủ nợ là chính phủ
Giám đốc truyền thông Gerry Rice của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 8/12 cho biết Ban điều hành của quỹ này đã nhất trí sẽ thay đổi chính sách cho vay hiện hành, qua đó cho phép IMF tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang được trợ giúp trong trường hợp họ không thể hoàn trả nợ cho các chủ nợ.
Quyết định này được cho là có lợi cho Ukraine trong bối cảnh Kiev đang tiến hành tái cơ cấu nợ để nhận số tiền giải ngân trong thỏa thuận cứu trợ trị giá 40 tỷ USD do IMF đứng đầu, và một khi các chính sách cho vay hiện hành vẫn giữ nguyên thì gói cứu trợ trên sẽ không thể thực hiện được nếu Ukraine không hoàn trả 3 tỷ USD tiền nợ trái phiếu châu Âu (Eurobond) cho Nga vào ngày 20/12 tới.
Tuy nhiên, sự thay đổi đó khiến phía Moskva giận dữ. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov gọi đây là quyết định vội vàng và thiên vị nhằm hợp pháp hóa việc Kiev không trả nợ cho Nga. Ông Siluanov cho biết Moskva sẽ làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của mình và sẽ chuẩn bị hồ sơ kiện tụng.
Trước đó, Nga đã từ chối việc đưa các khoản nợ Eurobond vào các chương trình tái cơ cấu nợ của Ukraine khi cho rằng những thỏa thuận này được thực hiện song phương chứ không phải dựa vào các tiêu chuẩn trái phiếu nhất định.
Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất cho Ukraine trả dần, với mỗi năm Kiev sẽ chỉ phải trả 1 tỷ USD trong vòng ba năm kể từ năm 2016 cho “xứ sở Bạch Dương”. Tuy nhiên, phía Ukraine vẫn chưa có phản hồi đối với đề nghị này.
Tái cơ cấu nợ là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với Ukraine để củng cố nền kinh tế đang bị chiến tranh tàn phá trong nước. Cuộc xung đột ở miền Đông kéo dài hơn một năm qua đã đẩy kinh tế Ukraine vào tình trạng kiệt quệ với giá trị đồng nội tệ xuống thấp kỷ lục, trong khi lãi suất tăng cao nhất trong 15 năm qua./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng "dưới mức bình thường"
18:54' - 13/11/2015
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng "dưới mức bình thường" trong dài hạn, đồng thời kêu gọi các nước G20 nên sớm tiến hành cải cách để đẩy lùi những nguy cơ này.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo ba thách thức đe dọa kinh tế thế giới
10:11' - 11/11/2015
Một chuyên gia kinh tế hàng đầu của IMF cảnh báo ba thách thức lớn đe dọa nền kinh tế toàn cầu gồm: khủng hoảng KTXH ở châu Âu, tình trạng biến đổi khí hậu và khả năng FED tăng lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ đối thoại với Triều Tiên
09:48'
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 16/8 cho biết Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Hàn Quốc tái khởi động đối thoại với Triều Tiên và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Anh trong chuyển đổi số và chuyển dịch xanh
08:11'
Việt Nam - Anh có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Pháp “vào cầu” sau COVID-19
20:37' - 15/08/2022
Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến du lịch Pháp (Atout France) cho biết dòng người du lịch Pháp đã đạt, thậm chí vượt mức năm 2019, thời điểm ngay trước dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đang tiến đến cảng Tartous ở Syria
18:20' - 15/08/2022
Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, xuất phát cách đây hai tuần theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Ukraine và Nga ký hồi tháng Bảy vừa qua, đang đến gần cảng Tartous ở Tây Bắc Syria.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu: Kỳ vọng "cất cánh" sau mùa Hè "hỗn loạn"
18:19' - 15/08/2022
Những ngày này, cảnh tượng du khách xếp hàng rồng rắn, hành lý thất lạc chất đống không được xử lý, các chuyến bay bị hủy hoặc trễ giờ đã trở thành chuyện thường ngày tại các sân bay khắp châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi
18:12' - 15/08/2022
Nền kinh tế Trung Quốc duy trì được xu hướng phục hồi trong tháng 7 với các chỉ dấu kinh tế lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng ổn định bất chấp tình hình dịch COVID-19 trong nước và các đợt nắng nóng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ muốn trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047
16:19' - 15/08/2022
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt mục tiêu tham vọng đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 và thực hiện cắt giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xem xét nâng trần nhập cư để tăng nguồn cung lao động
11:34' - 15/08/2022
Chính phủ Australia đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm tăng cường nguồn cung lao động cho thị trường trong nước hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng nhân lực.
-
Kinh tế Thế giới
GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch
09:18' - 15/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý II/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD).