Indonesia cân nhắc mua dầu mỏ của Nga
Báo Financial Times ngày 12/9 đưa tin Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang xem xét cùng Ấn Độ và Trung Quốc mua dầu mỏ của Nga để ứng phó với áp lực ngày càng tăng từ việc giá năng lượng leo thang.
Trả lời phỏng vấn của báo trên khi được hỏi liệu Indonesia có mua dầu mỏ của Nga hay không, Tổng thống Widodo cho hay: "Chúng tôi luôn cân nhắc mọi lựa chọn. Nếu có nước nào đó và họ đưa ra một mức giá tốt hơn thì lựa chọn đó là đương nhiên".
Trước đó, hồi tháng 8, Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno cho biết Nga đã đưa ra mức giá bán dầu mỏ thấp hơn 30% so với giá thị trường quốc tế cho nước này.
Bộ trưởng Uno cho biết: "Tổng thống Joko Widodo đang xem xét đề nghị này nhưng đang có sự bất đồng do có những lo ngại rằng chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ".
Mỹ hiện đang thúc đẩy việc áp mức giá trần đối với dầu mỏ Nga và việc mua dầu mỏ của Nga trên mức giá trần mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhất trí có thể khiến Indonesia đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong khi đó, phát biểu họp báo ngày 7/9 vừa qua, Đại sứ Nga tại Indonesia Lyudmila Vorobyova cho biết công ty dầu khí quốc doanh Pertamina của Indonesia đang đàm phán mua dầu thô từ Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Đại sứ Vorobyova cho hay: “Pertamina đang liên hệ với phía Nga, đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Nga sẵn sàng và các điều kiện đang được thương lượng giữa các cơ quan và công ty có liên quan. Kết quả sẽ được thông báo”.
Indonesia xem xét mua dầu thô từ Nga trong bối cảnh chính phủ đang tìm cách bảo vệ người tiêu dùng trước vấn đề chi phí năng lượng quốc tế tăng cao.
Đầu tháng này, Tổng thống Widodo đã phải quyết định tăng khoảng 30% giá nhiên liệu vốn được trợ giá trong bối cảnh chính phủ nước này nỗ lực kiềm chế ngân sách dành cho trợ cấp năng lượng gia tăng.
Giá dầu mỏ tăng vọt trong năm nay đang khiến ngân sách nhà nước căng thẳng sau khi Chính phủ Indonesia tăng trợ cấp để giữ giá nhiên liệu trong nước, đồng thời nỗ lực thúc đẩy kế hoạch củng cố tài khóa theo đúng tiến độ.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này ghi nhận vào tháng 8 vừa qua là 4,69%, cao hơn so với phạm vi mục tiêu từ 2%-4% mà Ngân hàng trung ương Indonesia đặt ra, do giá lương thực tăng cao./.
- Từ khóa :
- Indonesia
- dầu mỏ của Nga
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ muốn thiết kế cơ chế đơn giản để áp giá trần đối với dầu của Nga
13:32' - 07/09/2022
Bộ Tài chính Mỹ đang tìm cách thiết kế một cơ chế đơn giản để áp giá trần đối với xuất khẩu dầu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Các Bộ trưởng Tài chính G7 sẽ thảo luận về đề xuất áp trần với giá dầu của Nga
15:26' - 01/09/2022
Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ thảo luận về đề xuất của chính quyền Tổng thổng Mỹ Joe Biden về mức trần giá dầu của Nga tại cuộc họp vào ngày 2/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.