Indonesia xem xét chính sách trợ giá nhiên liệu để công bằng và bảo vệ môi trường
Bên cạnh việc kích cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, có ý kiến cho rằng việc trợ giá nhiên liệu sẽ làm tăng sức mua, dẫn đến tăng mức tiêu thụ xăng, dầu và sẽ tác động xấu đến môi trường.
Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia, bà Mari Elka Pangestu cho rằng, chính sách cải cách trợ cấp nhiên liệu của chính phủ Indonesia không nên xét một cách riêng lẻ mà phải đặt trong bối cảnh rộng hơn, với mục tiêu và cách thức phân phối phù hợp. Lộ trình hướng tới mức trợ giá bằng 0 cũng cần được thực hiện theo từng giai đoạn, để tránh những ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Hiện nay có một nghịch lý là những người có điều kiện kinh tế cao, lại được hưởng những khoản trợ cấp lớn hơn. Như trợ cấp xăng thì có lợi nhiều hơn đối với những người có điều kiện dùng ô tô, trong khi những người dân bình thường chỉ có thể đi xe máy thì ít được hưởng lợi hơn từ chính sách này.
Trên thực tế, với chính sách trợ giá nhiên liệu hiện hành, chính phủ Indonesia sẽ phải tăng ngân sách trong năm nay cho khoản chi này. Tuy nhiên, người dân vẫn đang được hưởng lợi từ chính sách này và mong chính phủ tiếp tục duy trì chính sách trợ giá nhiên liệu.
Tại cây xăng Mengteng, trung tâm Thủ đô Jakarta, dòng người xếp hàng trật tự chờ đến lượt mua xăng trợ giá, trong khi các loại xăng khác như xăng sinh học thì vắng người mua.
Ông Muhat, một người dân ở Bogor, cho rằng Chính phủ không nên bỏ chính sách trợ giá xăng. Ông dùng ô tô để đi lại hằng ngày và thường chọn mua xăng được trợ giá của chính phủ, loại xăng Pertalit được trợ giá 3.000 đ/lít.Ông Nujoh, làm nghề chở khách cho hãng Grab cho biết vài ngày ông lại phải mua xăng. Ông thường xuyên chọn loại xăng được trợ giá vì nó giúp tiết kiệm hơn khá nhiều. Ông bày tỏ mong muốn chính phủ tiếp tục trợ giá cho người dân.
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính Indonesia, lượng tiêu thụ dầu diesel và pertalite tiếp tục tăng, kéo theo gánh nặng trợ giá cho ngân sách trong khi chủ yếu các hộ gia đình giàu có được hưởng lợi.Mặt khác, ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải xe cộ hiện chiếm vị trí dẫn đầu với tỷ lệ khoảng 32-57%. Vì vậy, cần có những chính sách có thể kiểm soát được mức tiêu thụ nhiên liệu.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi trợ cấp và bồi thường năng lượng phải được thực hiện trên cơ sở xem xét các điều kiện kinh tế và sức mua của người dân cũng như có lộ trình.
Theo Bộ Tài chính, đến nay, Indonesia đã chi 155,7 nghìn tỷ Rp (khoảng 9,57 tỷ USD) cho trợ cấp năng lượng với số lượng gồm 7,16 triệu kilôlít nhiên liệu và 3,36 triệu kilôgam khí dầu mỏ hóa lỏng được trợ giá.
Bộ Tài chính trước đó đã dự báo, ngân sách cho trợ giá năng lượng năm 2024 sẽ cao hơn so với năm 2021 (trước khi giá dầu thô tăng vọt). Tuy nhiên, giá dầu thô của Indonesia (ICP) vẫn được cho là nằm trong phạm vi dự kiến trong ngân sách nhà nước.
Trong khi đó, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản đã đề xuất năm 2025 sẽ trợ giá gần 20 triệu kilolit nhiên liệu, gồm 0,51- 0,55 triệu kilolit dầu hỏa và 18,33 - 19,44 triệu kilolit dầu diesel.
Chính phủ Indonesia xác định mục tiêu chính của việc cải cách trợ giá nhiên liệu là mang lại công bằng hơn trong phân phối ngân sách nhà nước để hỗ trợ phát triển bền vững, đặc biệt là người nghèo và người dễ bị tổn thương.
Cụ thể đối với nhiên liệu, Bộ Tài chính nêu định hướng đến năm 2025 là tiếp tục trợ giá diesel và dầu hỏa. Điều này đi kèm với việc kiểm soát và giám sát khối lượng nhiên liệu trợ giá đối với các nhóm đối tượng hoặc lĩnh vực được thụ hưởng.
Về mức trợ cấp dầu diesel, Bộ Tài chính đang xem xét diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là giá dầu thô Indonesia (ICP) và tỷ giá hối đoái rupiah để tiếp tục chính sách trợ cấp nhiên liệu có mục tiêu.
Theo Thứ trưởng phụ trách Điều phối Cơ sở hạ tầng và Giao thông tại Bộ Điều phối Hàng hải và Đầu tư (Kemenko Marves) Rachmat Kaimuddin tại cuộc làm việc với báo chí ngày 12/7, việc xem xét cải cách trợ cấp nhiên liệu đang được cân nhắc để không làm gián đoạn nền kinh tế và sức mua của người dân. Hướng đến tái phân bổ trợ giá nhiên liệu theo cách có mục tiêu và công bằng hơn.
Một số biện pháp có thể được kết hợp nhằm cải thiện chất lượng không khí, khuyến khích giao thông công cộng và các lợi ích công cộng khác.
Chính phủ Indonesia cũng nghiên cứu những thách thức, cơ hội và tác động của việc điều chỉnh chính sách để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu của người dân. Các ý kiến đóng góp từ nhiều bên cũng đang được tham khảo nhằm đảm bảo rằng chính sách sẽ mang lại lợi ích tối đa cho xã hội và môi trường.
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
VinFast mang thêm xe tay lái nghịch tham gia triển lãm ô tô lớn nhất Indonesia
16:20' - 08/07/2024
Chiều 8/7, VinFast Auto công bố tham dự Triển lãm Ô tô Quốc tế Gaikindo Indonesia (GIIAS) 2024, diễn ra từ ngày 18-28/7 với sản phẩm trải dài từ phân khúc A-SUV đến E-SUV và có cả xe tay lái nghịch.
-
Ô tô xe máy
Indonesia khánh thành nhà máy sản xuất pin xe điện đầu tiên ở Đông Nam Á
09:10' - 04/07/2024
Ngày 3/7, Indonesia đã khánh thành nhà máy sản xuất pin xe điện đầu tiên ở Đông Nam Á trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đang nỗ lực giành chỗ đứng trong ngành công nghiệp mới nổi này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.