Khắc phục hạn chế trong hoạt động khuyến công khu vực phía Bắc
Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện hoạt động khuyến công của 28 tỉnh, thành phố khu vực miền phía Bắc trong năm 2021 và 9 tháng năm 2022 và đề ra các biện pháp để hoạt động khuyến công ngày càng hiệu quả trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Cục Công Thương địa phương, trong năm 2021 và 9 tháng năm 2022, hoạt động khuyến công cơ bản bám sát mục tiêu, kế hoạch và được cụ thể hóa bằng các đề án có quy mô, chất lượng ngày càng được nâng cao; xây dựng được các đề án khuyến công dạng nhóm, điểm với các nội dung hoạt động khuyến công hỗ trợ đa dạng, có chất lượng và tập trung trọng tâm, trọng điểm. Các hoạt động khuyến công nhất là hoạt động xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến... tiếp tục được các địa phương quan tâm, đẩy mạnh.Các địa phương trong khu vực nhìn chung còn chưa mạnh dạn xây dựng đề án điểm có quy mô, tạo tính lan tỏa và phát huy lợi thế cạnh tranh. Việc triển khai đề án khuyến công ở một số địa phương chưa thực sự bám sát cơ sở, dẫn đến có đề án phải ngừng thực hiện. Một số địa phương chưa quan tâm bố trí tăng cường ngân sách cho hoạt động khuyến công.
Để hoàn thành kế hoạch năm 2022 đã đề ra, ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tập trung tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách chủ yếu hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại; Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; Cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án phát triển nguồn năng lượng tái tạo; các dự án tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn.Ngành công thương cũng theo dõi bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh phân phối.
Xây dựng danh mục và khuyến khích thu hút đầu tư các dự án trọng điểm phát triển hạ tầng thương mại. Khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia và tổ chức tốt các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương – Bộ Công Thương ghi nhận và đánh giá cao công tác khuyến công của cả nước nói chung và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nói riêng đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND cấp tỉnh. Ngành công thương cũng kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.Công tác khuyến công được ghi nhận là một trong những điểm sáng, đóng góp đáng kể vào thành tích chung đạt được của toàn ngành công thương, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, các Sở Công Thương 28 tỉnh thành cần đánh giá khách quan các kết quả đạt được về công tác khuyến công trong năm 2021 và 9 tháng năm 2022 của khu vực phía Bắc; nhìn thẳng vào những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện để từ đó xác định các giải pháp khắc phục.Các Sở Công thương cũng cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trước mắt để tiếp tục tổ chức thực hiện các đề án khuyến công, bám sát diễn biến tình hình của cơ sở, đặc biệt là các đối tượng khó khăn tại vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh để triển khai hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ những tháng cuối năm.
Để hoàn thành kế hoạch khuyến công của từng địa phương và toàn khu vực trong những tháng cuối năm 2022, ông Ngô Quang Trung đề nghị các Sở Công Thương thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2023, tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch theo hướng hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm.Thúc đẩy liên kết tỉnh, liên kết vùng thông qua các hoạt động khuyến công, qua đó vừa phát huy được thế mạnh của mỗi địa phương, đồng thời liên kết khai thác có hiệu quả nhất lợi thế của cả vùng
Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, giai đoạn 2021-2022, bị ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19, kinh phí khuyến công bị cắt giảm 50%, tuy nhiên, nhờ sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thanh Hóa, hoạt động khuyến công của Thanh Hóa vẫn đạt được những kết quả nhất định.Năm 2021 và 9 tháng năm 2022, tỉnh đã triển khai 29 đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia và Khuyến công địa phương với tổng kinh phí thực hiện 11,76 tỷ đồng.
Các đề án khuyến công được thực hiện cơ bản đảm bảo đúng tiến độ, tập trung hỗ trợ phát triển các ngành nghề và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, gắn với tiểm năng, thế mạnh, làng nghề và sản phẩm truyền thống của từng địa phương trong tỉnh.
Ông Dương Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hòa Bình cho biết, nhìn chung hoạt động khuyến công trong thời gian qua đã dần đi vào nề nếp, luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra trên cơ sở cụ thể hoá bằng các chương trình, đề án để triển khai được thuận lợi và mang lại hiệu quả thiết thực.Số lượng các đề án, dự án hàng năm có tăng lên và đã mang lại lợi ích cho việc khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các doanh nghiệp, cơ sở mạnh dạn đầu tư mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững. Thông qua hoạt động khuyến công một số địa phương đã khôi phục nghề truyền thống và mở thêm ngành nghề mới góp phần đáng kể vào đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, thu hút ngày càng nhiều lao động nông thôn.
Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng, sức lan tỏa của hoạt động khuyến công đến các cơ sở công nghiệp nông thôn, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ngày càng nâng cao./.
- Từ khóa :
- khuyến công
- bộ công thương
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Cà Mau kiến nghị Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn về nguồn cung xăng dầu
17:15' - 17/09/2022
Ngày 17/9, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trước tình trạng nguồn cung ứng xăng dầu không đảm bảo, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Công Thương nhờ can thiệp, tháo gỡ khó khăn.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra kinh doanh tạm nhập, tái xuất
11:12' - 16/09/2022
Đoàn công tác liên ngành của Bộ Công Thương sẽ kiểm tra thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại biên giới và kinh doanh tạm nhập tái xuất tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định kiểm tra đối với Quân ủy Trung ương
21:43' - 18/02/2025
Chiều 18/2, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 1913 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định kiểm tra năm 2025 đối với Quân ủy Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
21:26' - 18/02/2025
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Vũ Hồng Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
21:16' - 18/02/2025
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Lê Minh Hoan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính
20:45' - 18/02/2025
Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ, giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 mới được bổ nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp
20:32' - 18/02/2025
Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
20:26' - 18/02/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24' - 18/02/2025
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19' - 18/02/2025
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51' - 18/02/2025
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.