Khai mạc Phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Phiên họp thứ 53 là phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, về cơ bản, chúng ta đã thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng cơ bản các biện pháp phòng, chống dịch vẫn đang được các cơ quan, các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình triển khai khẩn trương quyết liệt để kịp thời kiểm soát tốt tình hình.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, bước sang năm Tân Sửu, tiếp nối những kết quả đạt được trong năm 2020, cùng với khí thế mới, thắng lợi mới từ thành công của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy cao nhất tinh thần làm việc, trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực hết mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.Trong đó tập trung vào việc chỉ đạo tổng kết công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV chu đáo, kỹ lưỡng và phối hợp tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Phiên họp diễn ra 1 ngày (chiều 22/2 và sáng 23/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các nội dung, gồm: Cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ; cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026; xem xét dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 887-NQ/UBTVQH12 về việc ban hành Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đánh giá, để bảo đảm các nội dung trình tại phiên họp đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ, các cơ quan của Quốc hội cũng như các cơ quan hữu quan đã rất khẩn trương, tích cực làm việc để hoàn thiện tài liệu ngay từ những ngày giáp Tết cũng như những ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết.* Với sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 887-NQ/UBTVQH12 về việc ban hành Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Cho rằng thực tế có một số cử nhân mới ra trường về công tác đã được giao chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ dẫn tới hiệu quả chưa cao, Viện Nghiên cứu lập pháp - cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo nghị quyết, đề nghị bổ sung tiêu chí thạc sĩ phải có thời gian công tác tại các cơ quan của Quốc hội từ 8 năm trở lên; cử nhân phải có thời gian công tác tại các cơ quan của Quốc hội từ 10 năm trở lên mới được giao chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đề xuất này nhận được sự đồng tình của một số đại biểu dự phiên họp, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng quy định như vậy là chưa phù hợp. Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đồng ý với đề xuất của Viện Nghiên cứu lập pháp để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.* Cuối giờ chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nêu đề xuất của Chính phủ về số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách là 19 đại biểu. Trong đó, lãnh đạo Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội là 3 người, 4 ban của Hội đồng nhân dân thành phố mỗi ban có 1 trưởng ban, 2 phó trưởng ban và 1 ủy viên hoạt động chuyên trách. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giải thích thêm, số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 chỉ tăng thêm 1 người so với nhiệm kỳ trước, nhưng về tổng biên chế hành chính Hà Nội được giao thì không tăng thêm theo đúng tinh thần chỉ đạo trong các nghị quyết của Đảng. Quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 được 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Cũng trong chiều 22/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét việc điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV với sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết phê chuẩn nhân sự
14:49' - 20/01/2021
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm nhân sự 21 tỉnh, thành phố và nhân sự 01 cơ quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:23' - 11/01/2021
Sáng 11/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 11/1, khai mạc Phiên họp thứ 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
16:34' - 08/01/2021
Ngày 8/1, Văn phòng Quốc hội ra thông cáo cho biết: Từ ngày 11-12/1/2021, Phiên họp thứ 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự
12:21' - 10/12/2020
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.