Khó khăn vẫn bủa vây ngành sợi
Theo phân tích từ Tập đoàn Dệt May Việt Nam, từ đầu tháng 3/2024, giá bông đang từ 80 - 85 cent/lb đã tăng vọt lên trên 100 cent/lb. Sau đó giá bông lại giảm mạnh xuống mức 70 cent/lb và hiện giao dịch quanh mức này. Giá bông giảm đã kéo theo giá sợi giảm.
Theo ông Cao Hữu Hiếu- Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, có thời điểm giá bông tăng trong khi giá sợi lại chưa tăng, nhưng khi giá bông xuống thì giá sợi xuống theo ngay tức khắc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường nhập khẩu bông và sau từ 3 - 4 tháng mới đưa vào sản xuất. Vì vậy, giá đầu sợi giảm nhưng giá nguyên liệu là bông lại cao khiến các doanh nghiệp ngành sợi gặp khó.Ông Phạm Văn Tuyên – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt 8-3 nhận định: Thị trường sợi có thể tiếp tục khó khăn đến hết năm do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột, lạm phát và giá nguyên liệu bông neo ở mức cao dẫn đến sợi bán ra bị lỗ. Nhập khẩu bông từ đầu năm đến này của Việt Nam đạt trên 0,74 triệu tấn với đơn giá trung bình 2 USD/kg, tăng 18% về lượng nhưng giảm 10% về giá so với cùng kỳ năm 2023. Đối với sợi, sản lượng xuất khẩu đạt 0,9 triệu tấn, tăng 7% nhưng giá lại giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023.Theo ông Cao Hữu Hiếu, để giảm áp lực đầu vào nhập khẩu bông giá cao, nhiều doanh nghiệp ngành sợi đã phải linh hoạt chuyển đổi sang các mặt hàng sợi pha, sợi tái chế vốn không phải là thế mạnh để tìm hướng đi mới tại các thị trường ngách bên cạnh sợi cotton truyền thống.
Tuy nhiên một số doanh nghiệp ngành sợi cho biết, do lỗ sâu, khó khăn tài chính kéo dài dẫn đến sợi Việt Nam vẫn bị ép giá và chấp nhận bán sợi dưới giá thành. Theo đại diện Công ty cổ phần Dệt May Huế, thị trường sợi năm 2024 vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, phụ thuộc rất lớn vào tình hình giá nguyên liệu đầu vào và đang chịu tác động mạnh từ các nhà đầu cơ. Những khó khăn của ngành sợi ngoài yếu tố thị trường, lạm phát…, lãi suất ngân hàng vẫn giữ ở mức cao dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn cho sản xuất cũng là thách thức lớn. Ngành sợi hiện nay có 10 triệu cọc sợi. Giá trị tài sản đầu tư mới khoảng 6 tỷ USD, giá trị còn lại khoảng 3 tỷ USD và hiện nay mỗi năm đang trả nợ ngân hàng khoảng 300 triệu USD.Theo dự báo, thị trường bông sợi nửa cuối năm 2024 còn nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, chi phí đầu vào tiếp tục tăng khi lương tối thiểu vùng đã tăng từ ngày 1/7, tạo ra áp lực không nhỏ đối với doanh nghiệp trong việc quản trị chi phí, duy trì và mở rộng lực lượng lao động để đón chờ đơn hàng mới.
Khó khăn của ngành sợi hiện nay cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp rất cần được tiếp tục hỗ trợ để vượt qua. Do đó, các doanh nghiệp ngành sợi kiến nghị, ngân hàng không giảm hạn mức tín dụng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm cố định để duy trì được sản xuất. Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng thông tin, cuối tháng 6/2024, thông tin về việc diện tích gieo trồng bông mùa vụ mới ở Mỹ dự kiến tăng lên 14%, khiến giá bông quốc tế lại tụt dốc khi thị trường đang chật vật leo về mức giá 75 cent/lb. Trên thị trường mua bán, dự kiến nguồn cung bông vụ mới dồi dào trong khi cầu chưa khởi sắc nên tạm thời sẽ không có “cú hích” nào cho giá bông, vì vậy giá sợi cũng chưa thể khởi sắc. Các chuyên gia khuyến cáo, sang quý III doanh nghiệp sợi cần bám sát thị trường, cân đối nhu cầu để mua phục vụ cho sản xuất, tránh mua xa trong điều kiện thị trường nhiều bất định như hiện nay. Cùng với đó, doanh nghiệp sợi Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt về quản trị sản xuất và thị trường, lựa chọn được mặt hàng, khách hàng, đơn hàng tối ưu hiệu quả.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường dệt may thế giới: Kẻ được, người mất
07:47' - 11/08/2024
Những biến động chính trị và bất ổn xã hội gần đây ở Bangladesh, nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất Ấn Độ,
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu dệt may lần đầu trong năm vượt mốc 4 tỷ USD
11:54' - 10/08/2024
Kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng Bảy đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng đầu tiên trong năm có kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.