Khôi phục nhanh thủy sản để về đích
Nắng nóng tại Trung Bộ, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại Nam bộ, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đối với nuôi trồng thuỷ sản. Để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản, phát triển sản xuất ổn định, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu thuỷ sản phục vụ chế biến, xuất khẩu, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất để bù đắp thiệt hại do bão số 3 và hoàn thành kế hoạch sản xuất cả năm 2024, cũng như tạo tiền đề cho các năm sau.
Vượt qua những khó khăn sản xuất trong nước, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang thích nghi, điều chỉnh thị trường và mở mới thị trường sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hồi phục trở lại mức 9,5 – 10 tỷ USD năm 2024. Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5,86 triệu tấn.Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024, Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 và Công điện số 108/CĐTTg ngày 18/10/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, riêng với thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo vận chuyển ngay những vật tư, hóa chất, con giống doanh nghiệp hỗ trợ đến các địa phương để nông dân có nguồn vốn phục hồi sản xuất.
Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề đối với 2.700 cơ sở nuôi trồng của tỉnh Quảng Ninh, tương đương khoảng gần 3.700 tỷ đồng. Nhiều ngư dân gần như tay trắng, song họ vẫn quyết tâm khôi phục sản xuất.Ngay sau khi được ngân hàng hỗ trợ vay vốn 500 triệu đồng, anh Trần Văn Tuấn, trú xã Hoàng Tân (Quảng Yên) đã bắt tay ngay vào gia cố, đóng lại lồng bè, mua cá để tái sản xuất. Bởi bây giờ là thời gian hợp lý để tái sản xuất, nếu muộn hơn, mùa Đông đến, hiệu quả sản xuất sẽ không cao.Nhìn cảnh 280 ô lồng nuôi cá của gia đình bị bão số 3 đánh sập gần hết, anh Phạm Văn Thân, huyện Vân Đồn gần như không còn tha thiết gì. Nhưng được sự động viên của chính quyền, lại được UBND huyện Vân Đồn giao khu vực nuôi trồng thủy sản, anh Thân có thêm động lực để tái thiết sản xuất sau bão. Anh Thân chia sẻ, được giao biển như có sổ đỏ trên đất liền, đây là cơ sở để ngư dân yên tâm đầu tư và vay vốn phát triển nuôi trồng. Nếu "thuận buồm xuôi gió" thì chỉ 2 năm bà con có thể vực dậy, trả nợ được ngân hàng.Hiện hầu hết ngư dân ở Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên… trong tỉnh Quảng Ninh cũng đã bắt tay vào khôi phục sản xuất. Thời gian tới, số cơ sở nuôi thủy sản khôi phục sản xuất sẽ tăng dần nếu được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để có nguồn lực vực dậy, tiếp tục tái thiết sản xuất sau bão.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy tin tưởng, với quyết tâm 'sống vì biển, làm giàu từ biển', các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi trồng thủy sản sẽ sớm vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất một cách bền vững.Sở hữu vị trí cũng như điều kiện tự nhiên ưu đãi, Khánh Hòa hiện có trên 97.000 lồng nuôi thủy sản. Tuy nhiên, lồng nuôi chủ yếu sử dụng khung lồng bằng gỗ và bằng khung sắt. Công nghệ nuôi của người dân còn lạc hậu, đa số sử dụng thức ăn tươi, mật độ nuôi tại các vùng nuôi chưa đảm bảo, do đó độ rủi ro về môi trường, thiên tai, dịch bệnh rất lớn.
Khánh Hòa xác định phải phát triển nuôi biển công nghệ cao để có được hiệu quả sản xuất tốt cũng như thích ứng tốt thiên tai, với biến đổi khí hậu. Tỉnh đang mở rộng mô hình phát triển nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn cả tỉnh, với mục tiêu đạt 240ha nuôi biển công nghệ cao vào năm 2029.Theo ông Nguyễn Duy Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, ở giai đoạn thí điểm, Khánh Hòa chọn 10 hộ nuôi đủ các tiêu chí, điều kiện để tham gia và tiến hành hỗ trợ 16 lồng tròn HDPE (chất liệu bằng nhựa, khả năng chống chịu mưa bão, dễ di chuyển), nuôi cá biển và tôm hùm. Việc phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản bằng lồng nổi vật liệu HDPE đã giúp nâng cao năng suất và sản lượng, có khả năng chịu được sóng, gió lớn nên cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Từ mô hình thí điểm, năm 2026-2027, Khánh Hòa sẽ có khoảng 30 ha cho 150 hộ dân và năm 2028 - 2029, mở rộng nuôi biển công nghệ cao quy mô 110 ha cho 550 hộ.Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các tỉnh, thành phố hướng dẫn bà con xuống giống thủy sản những diện tích chủ động kiểm soát điều kiện nuôi; tập trung quản lý, chăm sóc tốt đối tượng nuôi chủ lực (tôm nước lợ, cá tra). Địa phương khuyến khích phát triển sản xuất các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá biển, nhuyễn thể, rong biển, cá rô phi, cá nước lạnh... và các loài thuỷ sản nuôi bản địa, đặc hữu để phát huy tiềm năng lợi thế tự nhiên đối với tất cả các loại hình nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước lạnh, trên biển, hồ chứa…Các tỉnh phía Bắc tổ chức hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản qua vụ Đông trong điều kiện nhiệt độ giảm sâu và có thể có rét đậm, rét hại kéo dài, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, các địa phương cần dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thực hiện tốt việc quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm, khuyến cáo kịp thời đến người nuôi để ứng phó hiệu quả với điều kiện môi trường nuôi có diễn biến bất lợi. Cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có biện pháp xử lý kịp thời tình hình dịch bệnh, không để xẩy ra dịch bệnh trong thời gian sản xuất trái mùa.Để cung ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm hoặc hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại sau bão số 3, địa phương chủ động hướng dẫn, kết nối các địa phương, doanh nghiệp sản xuất giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, tổ chức giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông giống, không để xẩy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi, thao túng giá bất hợp lý.Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị, địa phương có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người nuôi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản. Có các giải pháp giảm giá thành trong sản xuất như cải tiến kỹ thuật nuôi để tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất, quản lý và duy trì tốt môi trường nuôi. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp tục đầu tư, phát triển sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, OCOP, Halal… thúc đẩy tiêu thụ trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ngãi quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển ven bờ
14:08' - 29/10/2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi vừa ban hành Công văn số 4955 quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển ven bờ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản có thể đối diện nhiều thách thức
12:10' - 22/10/2024
Theo nhận định từ các chuyên gia, cùng với những cơ hội xuất khẩu lớn, thuỷ sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường Halal: Cơ hội gia tăng xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam
17:50' - 21/10/2024
Việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, khai mở các thị trường mới, còn nhiều dư địa như thị trường Halal được coi là “chìa khóa” mở thêm “cánh cửa” cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
An Giang siết tiến độ, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
12:51'
Tỉnh An Giang phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn hơn 26.116 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương trên 10.873 tỷ đồng và vốn tỉnh 15.243 tỷ đồng.
-
Kinh tế tổng hợp
Walmart thu hồi 850.000 bình nước inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng
11:22'
Đến thời điểm hiện tại, Walmart đã ghi nhận 3 trường hợp người tiêu dùng bị thương khi nắp bình văng trúng mặt, trong đó 2 người bị tổn thương mắt dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
-
Kinh tế tổng hợp
Tiêu thụ điện tăng kỷ lục giữa nắng nóng
09:39'
Tháng 6/2025, khu vực miền Bắc ghi nhận mức tiêu thụ điện cao nhất kể từ đầu năm, tạo áp lực lớn cho việc vận hành.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Công bố báo cáo sơ bộ về tai nạn khiến 260 người thiệt mạng
09:06'
Máy bay cất cánh từ Ahmedabad đi London đã mất lực đẩy và rơi xuống ngay sau khi rời mặt đất, trở thành thảm họa hàng không với nhiều người thiệt mạng nhất thế giới trong một thập kỷ.
-
Kinh tế tổng hợp
Câu chuyện phía sau đêm khai mạc giải bóng đá rực rỡ
07:45'
Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025 diễn ra không chỉ như một nghi thức khởi đầu giải đấu, mà như một bản giao hưởng lớn.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 12/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 12/7, sáng mai 13/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử thông qua VNeID trên ví điện tử
21:03' - 11/07/2025
Từ nay, người dùng ví điện tử 9Pay khi thực hiện định danh (KYC) sẽ được xác minh và xác thực danh tính thông qua VNeID.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 12/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 12/7/2025. XSMB thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMB 12/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 12/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 12/7/2025. XSMN thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMN 12/7. KQXSMN 12/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMN thứ Bảy. Xổ số miền Nam hôm nay 12/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.