Không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
Sáng 17/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, với 90,68% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Trong đó, Quốc hội thống nhất không đưa hộ kinh doanh vào quy định trong Luật để xây dựng một luật riêng về đối tượng này.
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay, đối với Điều 88 về doanh nghiệp nhà nước, một số ý kiến cho rằng, khái niệm doanh nghiệp nhà nước như tại dự thảo Luật (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) là chưa phù hợp.Khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi liên tục, không bảo đảm tính nhất quán, tác động đến cách thức quản lý của các doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt trong cách thức quản lý với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định “Doanh nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết” như dự thảo Luật nhằm thể chế hóa chủ trương về tỷ lệ cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước theo Nghị quyết số 12-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 5 khóa XII) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp Nhà nước.Dự thảo Luật đã sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định về tổ chức quản trị phù hợp để nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc rà soát các luật có liên quan về doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, có hiệu lực thi hành cùng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật đã được hoàn thiện, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua…Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, về quyền của cổ đông phổ thông tại Điều 115 của Luật, có ý kiến cho rằng, không nên quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông phổ thông. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông thấp hơn được thực hiện các quyền quy định tại dự thảo Luật là nhằm bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số và nhóm cổ đông trong doanh nghiệp.
Đây là nội dung quan trọng quy định về khung quản trị doanh nghiệp. Việc quy định theo hướng trên cũng sẽ góp phần quan trọng trong thu hút các nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp.Tuy nhiên, để phù hợp và thống nhất với khái niệm cổ đông lớn quy định trong Luật Chứng khoán, mức tỷ lệ sở hữu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông để thực hiện một số quyền của cổ đông phổ thông cần bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp lý của các cổ đông thiểu số, nhóm cổ đông trong doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tránh sự thay đổi quá lớn, có thể gây khó khăn trong quản trị, quản lý bí quyết công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp; phù hợp với thực trạng quản trị và bối cảnh của nước ta, tương thích với mức tỷ lệ phổ biến ở nhiều nước.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông phổ thông là 5%.
Đối với ý kiến đề nghị không nên bỏ quy định về điều kiện thời gian cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng như quy định của Luật hiện hành để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Việc bãi bỏ quy định về thời gian sở hữu “ít nhất 06 tháng liên tục” nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Thực tế, nhiều trường hợp các nhà đầu tư đã mua lượng cổ phần rất lớn trong doanh nghiệp nhưng do chưa đáp ứng được quy định về thời gian sở hữu ít nhất 06 tháng liên tục, do đó đã không thực hiện được quyền và lợi ích chính đáng của mình. “Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật”, ông Vũ Hồng Thanh cho biết. Về hộ kinh doanh (Chương VIIa): Một số ý kiến đồng ý với việc quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật; một số ý kiến khác đồng ý xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo hướng bỏ quy định tại Chương VIIa về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Điều 199a).Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành).
Như vậy, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với quy mô 10 Chương, 219 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Luật quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.
Đối tượng áp dụng của luật bao gồm các doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp. Nội dung luật cũng quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ luật, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 88 về doanh nghiệp nhà nước; Điều 115 về quyền của cổ đông phổ thông và Điều 128 về chào bán trái phiếu riêng lẻ được quy định trong dự thảo luật./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Vì sao doanh nghiệp chưa tiếp cận được gói tín dụng 16.000 tỷ đồng?
17:12' - 16/06/2020
Gói tín dụng 16.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước chuyển đủ cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo quy định, việc giải ngân sẽ được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Để chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực sự đi vào cuộc sống
17:08' - 16/06/2020
Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 để đạt doanh thu đã khó, có lãi lại càng khó hơn. Do đó, việc giảm 30% thuế chỉ cho các doanh nghiệp có doanh thu và có lãi thì rất ít.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong gỡ vướng mắc để sớm lấp đầy các khu công nghiệp
16:59'
Tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) sẽ phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện hoàn thiện đầu tư các hạ tầng tại Khu công nghiệp Hải Hà.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Kinh tế xã hội tháng đầu năm ghi nhận nhiều chỉ số tích cực
16:57'
Dù số ngày làm việc ít hơn cùng kỳ nhưng tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu năm tiếp tục phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tinh, gọn, mạnh
15:42'
Sáng 5/2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện hơn 650 tỷ đồng
14:46'
Thủ tướng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện có tổng mức đầu tư hơn 653 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đóng điện trong năm 2027.
-
Kinh tế Việt Nam
5 định hướng chiến lược giúp kinh tế Việt Nam bứt phá
14:42'
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa đưa ra 5 định hướng chiến lược để kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.