Khủng hoảng Ukraine khiến ngành dầu mỏ thận trọng với giá cao
Tuy nhiên lịch sử gần đây cho thấy Phố Wall có thể là một rào cản thậm chí còn lớn hơn các cơ quan quản lý trong việc tăng cường thăm dò và sản xuất của ngành dầu mỏ nước này.
Do giá dầu tăng trong năm 2021, và có lúc giao dịch trên mức 100 USD/thùng phiên 24/2, các công ty từ những “gã khổng lồ” như Chevron đến những công ty quy mô tầm trung như Devon Energy đã chọn chỉ huy động vốn đầu tư một cách khiêm tốn.Cách tiếp cận này cho thấy các nhà sản xuất chuyển sang tập trung cho giảm nợ và trả lợi tức của cổ đông, đồng thời tăng cường các sáng kiến đầu tư carbon thấp.
Các công ty cũng tỏ ra thận trọng trước đại dịch COVID-19 đang diễn ra và sự phục hồi không chắc chắn của nhu cầu năng lượng. Peter McNally, nhà phân tích tại công ty tư vấn đầu tư Third Bridge (Mỹ), dự đoán các công ty sẽ không vội vàng thay đổi chiến lược khi giá hàng hóa tăng đột biến gần đây nhất.Là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới và cung cấp tới 40% khí đốt tự nhiên cho châu Âu, vị trí trung tâm của Nga đối với nền kinh tế toàn cầu, với tư cách là nhà sản xuất năng lượng, là yếu tố quan trọng trong phản ứng của phương Tây đối với căng thẳng Ukraine.Việc giá dầu và khí đốt tự nhiên, vốn đã ở mức cao, tiếp tục tăng lên cho thấy sự bất ổn liên quan đến sản lượng của Nga.
Một thông báo từ Giám đốc điều hành công ty dịch vụ dầu khí Rystad Energy (Na Uy) Jarand Rystad cho biết tình hình này có nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.Ông Rystad cho hay căng thẳng toàn diện giữa Nga và phương Tây khó xảy ra, nhưng "xung đột" kinh tế sâu rộng gần như không thể tránh khỏi, và Nga có thể sử dụng hoạt động xuất khẩu năng lượng của nước này như một "quân cờ".
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Bill Cassidy, đảng viên Đảng Cộng hòa bang Louisiana, kêu gọi Mỹ “xả” năng lượng giá rẻ tràn ngập thị trường thế giới để giảm bớt mức độ ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu hàng đầu của Mỹ, mặc dù ủng hộ các chính sách cho phép khai thác của chính phủ, cho đến nay vẫn thận trọng với hoạt động này. Jim Krane, một nhà phân tích năng lượng tại Viện Baker của Đại học Rice, cho biết giá năng lượng cao hơn thường khuyến khích sự phát triển của các giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.Theo ông, mặc dù cuộc khủng hoảng Ukraine làm trầm trọng thêm những lo lắng ngắn hạn về an ninh năng lượng, song nó không làm thay đổi nhu cầu chuyển đổi sang các nguồn sạch hơn.
Thế giới cần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Ông Jim Krane cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine có thể làm chậm tiến trình chuyển đổi ở một số nơi và nhưng sẽ thúc đẩy tiến triển ở những nước khác./.- Từ khóa :
- thị trường dầu
- dầu mỏ
- giá dầu
- căng thẳng nga ukraine
- nga
- ukraine
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Nga-Ukraine: Nhật Bản có thể nâng trợ cấp dầu mỏ lên gấp 5 lần
16:24' - 25/02/2022
Một quan chức ngày 25/2 tiết lộ Chính phủ Nhật Bản đang xem xét tăng trợ cấp cho các nhà bán buôn dầu từ mức giới hạn 5 yen (0,043 USD)/lít hiện tại lên tối đa 25 yen (0,22 USD)/lít.
-
Hàng hoá
Quan ngại căng thẳng Nga-Ukraine, giá dầu châu Á chiều 25/2 tăng gần 3%
16:11' - 25/02/2022
Giá dầu châu Á tăng gần 3% trong phiên chiều 25/2 trước những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu do tác động của các lệnh trừng phạt thương mại đối với Nga.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 25/2: Nhiều mã cổ phiếu dầu khí giảm sâu
15:56' - 25/02/2022
Sau những phiên tăng mạnh, nhiều mã cổ phiếu dầu khí điều chỉnh giảm trong phiên 25/2, cùng đó những mã vốn hóa lớn nhất thị trường cũng ở chiều giá đỏ, khiến VN-Index tuột mốc 1.500 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54' - 03/07/2025
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.