Kiên Giang tranh thủ thời cơ bứt phá các lĩnh vực kinh tế chủ lực
* Bứt phá các lĩnh vực kinh tế chủ lực
Đối với kinh tế nông nghiệp, tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả các đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp; 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao; đề án nuôi biển, nuôi bờ, cơ cấu lại ngành thủy sản; phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững...
Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh cùng các địa phương tăng cường khuyến nông, hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc và thu hoạch dứt điểm vụ lúa Hè Thu đã gieo trồng hơn 278.170 ha và Thu Đông gần 85.000 ha, góp phần đảm bảo sản lượng lúa năm 2023 của tỉnh đạt mục tiêu 4,4 triệu tấn trở lên, triển khai kế hoạch gieo sạ tập trung vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho hay, tỉnh tập trung theo dõi, điều tra, dự tính, dự báo, thông báo tình hình sinh vật, dịch bệnh gây hại kết hợp tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, phòng, trừ dịch hại trên lúa... để sản xuất an toàn, hiệu quả. Theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó khi xảy ra mưa, bão, ngập úng, khô hạn, xâm nhập mặn... nhằm làm giảm tác động bất lợi đến sản xuất.
Tiếp đến, tỉnh đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng 3 tháng cuối năm gần 261.900 tấn để năm 2023 đạt kế hoạch 840.000 tấn. Đặc biệt, tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy nuôi trồng thủy sản, các dự án nuôi biển là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, khai thác tốt dư địa của ngành nuôi biển, nuôi bờ để tạo bước đột phá, chuyển biến căn cơ trong phát triển kinh tế thủy sản thời gian tới, nhất là trong bối cảnh đánh bắt thủy sản trên ngư trường nhiều khó khăn, bất lợi. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao chia sẻ, Sở theo dõi và nắm chắc tình hình, diễn biến thời tiết và thông tin về nguồn lợi thủy sản, ngư trường và mùa vụ khai thác để kịp thời cung cấp cho ngư dân tổ chức khai thác hiệu quả nhất là đánh bắt vụ cá nam là mùa khai thác chính. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, đặt mục tiêu quý IV tổng sản lượng từ 101.000 tấn trở lên; trong đó, tôm nuôi hơn 11.100 tấn. Theo đó, ngành thủy sản tỉnh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ con giống nhập tỉnh và lưu thông trên thị trường, nhằm ngăn chặn tình trạng giống thủy sản kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất vụ nuôi. Ngành chức năng thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước vùng nuôi trồng thủy sản, thông tin những diễn biến bất lợi của môi trường cho người nuôi để xử lý, ứng phó kịp thời.Hướng dẫn, khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp tăng cường khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, quy trình tiên tiến cho nông dân sản xuất bền vững, an toàn, hiệu quả.
Cùng với đó, tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để huy động nguồn vốn của xã hội cho đầu tư, đặc biệt là thu hút triển khai đầu tư các dự án lớn, khơi thông nguồn vốn đầu tư, thị trường bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỉnh thực hiện giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch năm 2023. Đối với sản xuất công nghiệp, tỉnh tập trung các giải pháp, thường xuyên nắm bắt, tháo gỡ khó khăn hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh mạnh mẽ hơn nữa.Tăng cường thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư tại các Khu công nghiệp Thạnh Lộc (Châu Thành), Thuận Yên (TP. Hà Tiên) và các cụm công nghiệp trên địa bàn. Tỉnh đặt mục tiêu trong quý IV, giá trị sản xuất công nghiệp hơn 12.715 tỷ đồng; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo hơn 11.500 tỷ đồng, để năm 2023 đạt trên 49.000 tỷ đồng, đạt 101,72% kế hoạch và tăng 10,01% so với cùng kỳ.
Tỉnh Kiên Giang cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa đặc biệt trong dịp cuối năm. Tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu quý IV hơn 211 triệu USD để năm 2023 đạt 860 triệu USD, đạt 100% kế hoạch và tăng 7,23% so với cùng kỳ. Song song đó, tỉnh cơ cấu lại ngành du lịch phù hợp với bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch của quốc gia, đảm bảo phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển của tỉnh. Phó Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Nguyễn Chí Thanh cho hay, tỉnh phấn đấu năm 2023 đón hơn 8,6 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, vượt 4,2% kế hoạch năm, tăng 14,2% so với năm 2022; trong đó, khách quốc tế 604.792 lượt. Phấn đấu tổng doanh thu du lịch đạt 16.574 tỷ đồng. Tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thực hiện kịch bản tăng trưởng du lịch để hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra. Sở Du lịch Kiên Giang phối hợp với các ngành chức năng, địa phương có liên quan chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tốt nhất để đón khách du lịch trong những tháng cuối năm, nhất là vào dịp lễ Giáng sinh,Tết Dương lịch mừng năm mới 2024. Tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong và ngoài nước, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các đề án phát triển du lịch của tỉnh.* Tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng 9 tháng năm 2023, kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang tiếp tục phục hồi và phát triển, với GRDP tăng 5,63%. Tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển, một số chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Theo đó, tỉnh tăng cường thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất cánh đồng lớn, với sản lượng lúa đến nay trên dưới 3,6 triệu tấn, đạt 81,8% kế hoạch.
Tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, với tổng sản lượng thủy sản gần 260.000 tấn, đạt 72% kế hoạch, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sản lượng tôm nuôi khoảng 109.500 tấn, đạt gần 91% kế hoạch, tăng 21,4% so với cùng kỳ.
Với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong 9 tháng năm 2023 thực hiện khoảng 36.292 tỷ đồng, đạt 75,32% kế hoạch, tăng 10,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động ngoại thương với kim ngạch xuất khẩu hơn 648 triệu USD, đạt 75,4% kế hoạch và tăng 6,39% so cùng kỳ. Tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp xúc tiến, quảng bá, liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước, gắn với chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Theo Sở Du lịch Kiên Giang, tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch dự tính 9 tháng năm 2023 của tỉnh đạt hơn 14.535 tỷ đồng, tăng 87,9% so với cùng kỳ năm 2022, vượt 11,8% kế hoạch năm. Tỉnh ước đón hơn 7,3 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 20,2% so với cùng kỳ, đạt 88,7% kế hoạch năm, trong đó, khách quốc tế gần 500.000 lượt du khách, tăng 293,2%, vượt 42,7% kế hoạch năm. Ngoài ra, tỉnh thu ngân sách đạt gần 90% so với dự toán, môi trường đầu tư kinh doanh khởi sắc với hàng nghìn doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký hơn 12.470 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước trên 29.596 tỷ đồng, đạt 67,57% kế hoạch và tăng 3,92% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, từ đó, tiến độ thực hiện chương trình công tác vẫn còn chậm so với kế hoạch.Bên cạnh các chỉ tiêu đạt khá, tốt so với kế hoạch thì vẫn còn một số chỉ tiêu trong quý III phục hồi chậm, đến nay, đạt thấp so với kế hoạch (dưới 75%); trong đó, sản lượng khai thác thủy sản, huy động vốn đầu tư toàn xã hội giảm, có 9/16 khoản thu, sắc thuế đạt dưới 75% so dự toán. Tỉnh giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt như kỳ vọng, dưới 45%.
Theo lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm, chỉ số giá tiêu dùng, giá nguyên vật liệu, vật tư xây dựng có lúc tăng cao và khan hiếm… đã tác động bất lợi đến sản xuất, kinh doanh.Ngoài ra còn có nguyên nhân chủ quan là năng lực phân tích, dự báo và đề xuất giải pháp xử lý vấn đề mới của một số sở, ngành, cơ quan chuyên môn tuy có nâng lên nhưng còn hạn chế, chưa thật sự chủ động, linh hoạt trong tình hình mới. Năng lực làm việc, tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang cho phép tàu, phà ra các đảo hoạt động trở lại
10:00' - 27/09/2023
Sáng 27/9, tỉnh Kiên Giang cho phép tàu, phà hoạt động trở lại các tuyến Rạch Giá - Phú Quốc, Hà Tiên - Phú Quốc, Rạch Giá - Nam Du (Kiên Hải) và ngược lại.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang: Chặn bắt 2 tàu vận chuyển hàng trăm ngàn lít dầu DO không rõ nguồn gốc
16:21' - 23/09/2023
Ngày 23/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng An Thới và tàu tuần tra Biên phòng của Đồn Biên phòng Thổ Châu ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã chặn bắt 2 tàu vận chuyển 120.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.