“ Kiện tướng” lai chọn giống lúa
Ông Phạm Văn Nhựt (sinh năm 1966), ở ấp 3, xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre là một nông dân có nhiều nhiệt huyết trong việc phục tráng, lai tạo các giống lúa chất lượng, được ngành chuyên môn và nông dân trong và ngoài tỉnh đánh giá cao.
Ông được Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ, tôn vinh danh hiệu “Nhà nông lai - chọn giống lúa và bảo tồn đa dạng sinh học” giai đoạn 1995-2015”.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế từ chiến trường Campuchia về, ông Nhựt được cha mẹ cho 3.000m2 trồng lúa và lập gia đình ra ở riêng.Ông Nhựt nhớ lại, thời điểm này, do chưa nắm vững quy trình canh tác, lúa của ông trồng cứ nhấp nhô, bông thấp, bông cao, năng suất thấp. Năm 1995, ông Nhựt được Hội Nông dân xã Phong Mỹ giới thiệu tham dự lớp tập huấn nhân chọn tạo giống lúa cộng đồng do Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Bến Tre phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức.
Sau thời gian nghiên cứu về lý thuyết và thực hành trên đồng ruộng, có được kiến thức cơ bản, cộng với lòng say mê nghiên cứu khoa học, ông Nhựt thực hành lai tạo một số giống mới.
Năm 2011, ông cùng nhiều nông dân khác được tham gia chương trình lai chọn giống lúa và bảo tồn đa dạng sinh học trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực nông dân trong nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông (FARES)”, do Hà Lan tài trợ.Qua tham dự các lớp tập huấn và tham quan ở các tỉnh trọng điểm sản xuất lúa, về Bến Tre nhận thấy giống lúa OC10 ở địa phương kém chất lượng, ông Nhựt quyết tâm nghiên cứu phục tráng lại giống lúa ở địa phương đã lâu đời, bị thoái hóa, giúp bà con có giống lúa đạt chất lượng để sản xuất.
Năm 2011, ông Nhựt bắt tay vào phục tráng, trồng và khảo nghiệm hai giống lúa trồng tại địa phương đã thoái hóa là OC10 hạt dài và OC10 hạt tròn.
Một năm sau, ông phục tráng thành công hai giống lúa địa phương này. Từ hai giống lúa khởi nguồn này, ông tiếp tục phục tráng thành công nhiều giống lúa khác trao đổi từ các tỉnh lân cận như: AGPPS-103, lúa Núi Vôi (An Giang), Hậu Mỹ Trinh (Tiền Giang), Hòn Đất (Kiên Giang) và được cấp xác nhận.
Ban đầu, ông Nhựt chỉ sản xuất thử nghiệm vài công đất (1công =1.000m2), sau đó ông mở rộng ra toàn bộ diện tích 3 ha, chuyên sản xuất các bộ giống mới cung cấp cho thị trường.
Không dừng lại ở đó, ông Nhựt nảy ra ý tưởng sản xuất ra giống lúa ngắn ngày để thay thế giống OC10 đang bị thoái hóa, nhất là rút ngắn thời gian sinh trưởng sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất vùng đất nhiễm mặn của địa phương.Năm 2013, ông Nhựt nghiên cứu lai tạo từ giống lúa OM 120 và Nàng hoa 9 để tạo ra một giống lúa mới mang tên PM1 (Phong Mỹ 1), với ưu điểm không bị sâu bệnh, hình dáng đẹp, năng suất cao...
Giống PM1 được Dự án “Tăng cường năng lực nông dân trong nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông (FARES)" đánh giá cao vì có năng suất, chất lượng vượt trội, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu. Sau đó, PM1 được đưa vào bản đồ nông nghiệp trồng lúa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nhựt tâm sự: Phải mất ròng rã 3 năm mới lai tạo thành công giống lúa PM1. Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng điều ông Nhựt không nghĩ tới là gạo PM1 nấu cơm khô, ăn không ngon. Sự không hoàn hảo của giống lúa PM1, không làm người “kỹ sư nông dân” này nản chí, mà trái lại còn thôi thúc ông tìm tòi, nghiên cứu thêm các giống lúa khác chất lượng hơn.Năm 2014, ông Nhựt lại dùng giống lúa DS1 (hạt tròn) của Nhật Bản lai tạo với giống AGPPS103, với kỳ vọng cho ra giống PM2. “Hiện PM2 đã đi được nửa chặng đường, tôi đã trồng thử nghiệm và lúa dư sức kháng mặn trên 2 phần nghìn, kháng sâu bệnh rất tốt, năng suất khá cao” - ông Nhựt chia sẻ.
Sau hơn 20 năm miệt mài sản xuất, khảo nghiệm các giống lúa mới, ông đã sản xuất, lai tạo thành công trên chục bộ giống mới, chất lượng cao và kháng được sâu bệnh, phù hợp với điều kiện vùng đất Bến Tre.Trong số bộ giống lúa do ông phục tráng, hai bộ giống OC10 hạt tròn và OC10 hạt dài được ưa chuộng trên thị trường gạo chế biến của tỉnh Bến Tre.
Ông Nhựt còn liên kết với nhiều hộ trồng lúa trong xã thành lập Tổ sản xuất lúa giống Phong Mỹ, chuyên sản xuất các giống lúa chất lượng cao. Tính bình quân mỗi năm, tổ sản xuất lúa giống xã Phong Mỹ đã cung cấp cho thị trường trong, ngoài huyện hàng chục tấn giống lúa xác nhận. Dù đạt nhiều thành công trong việc phục tráng, lai tạo giống, ông Nhựt vẫn không ngừng nghiên cứu, sáng tạo những phương thức sản xuất mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường.Ông Nhựt cho biết, cách đây 3 năm, từ bông lúa thảo dược (lúa và gạo đều có màu đen huyền) mà người bạn đi Nhật Bản về tặng, ông đã nhân giống được hơn 3 công (3.000m2) lúa thảo dược, với năng suất khá cao, khoảng 4 tấn/ha.
Gạo thảo dược sản xuất từ ruộng của ông được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận với giá từ 20 - 40 ngàn đồng/kg.
Giống lúa thảo dược này sản xuất theo tiêu chuẩn lúa sạch, không sử dụng thuốc, chỉ bón phân hữu cơ để bảo vệ môi trường trong vùng và cung cấp sản phẩm lúa, gạo sạch cho thị trường, ông Nhựt nói.
Hiệu quả bước đầu đáng khích lệ, ông Nhựt bắt đầu sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, xây dựng thương hiệu để khởi nghiệp. Ông Nhựt thực hiện mô hình canh tác lúa hữu cơ với hai chủng loại giống Đài thơm 8 (giống lúa mới nổi lên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vì ngon cơm) và lúa thảo dược.Với hai giống lúa này, ông kỳ vọng sẽ được chính quyền hỗ trợ nhân rộng, sản xuất đại trà tại địa phương và tiến tới thành lập hợp tác xã lúa sạch để đời sống người nông dân ngày càng được cải thiện hơn nữa.
Ông Nguyễn Văn Dân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Mỹ cho biết: Là hội viên Hội Nông dân xã Phong Mỹ, ông Phạm Văn Nhựt rất say mê trong việc lai tạo giống lúa và đã lai tạo thành công nhiều giống lúa cung cấp cho bà con nông dân ở địa phương sản xuất.Là hội viên Hội Nông dân, ông Nhựt còn khuyến cáo bà con sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, an toàn. Ngoài ra, mô hình sản xuất lúa thảo dược và Đài thơm 8 theo tiêu chuẩn hữu cơ của ông Nhựt đã được UBND xã đưa vào chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp” tại địa phương.
Từ một nông dân nghèo khó, nhờ cần cù, nhẫn nại, chịu khó, hiện nay, gia đình ông đã sở hữu được hơn 3 ha đất canh tác lúa, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.Với những thành quả đạt được trong sản xuất, ông Nhựt đã hai lần được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống lúa Thu Đông đạt thấp
11:25' - 27/07/2017
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống đạt 355.400 ha lúa Thu Đông, thấp hơn 34.000 ha, tương ứng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế & Xã hội
Bệnh đạo ôn cổ bông trên giống lúa Thiên ưu 8 làm nóng nghị trường
20:26' - 14/07/2017
Ngày 14/7, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, một trong những vấn đề làm nóng nghị trường chính là bệnh đạo ôn cổ bông trên giống lúa Thiên ưu 8.
-
Kinh tế & Xã hội
Giống lúa SHPT3 cho hiệu quả kinh tế cao
10:19' - 29/06/2017
Giống SHPT3 còn có khả năng chịu ngập úng từ 15 đến 20 ngày. Sau khi thu hoạch, giống lúa SHPT3 cho năng suất từ 69 đến 75 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng TBR 225 là 25%.
-
Kinh tế & Xã hội
Khảo nghiệm thành công giống lúa lai ở địa bàn miền núi
17:15' - 16/05/2017
Ngày 16/5, tại xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị sản xuất đầu bờ nhân rộng giống lúa mới vào sản xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệu quả từ sử dụng các giống lúa đạt tiêu chuẩn
11:30' - 09/05/2017
Việc mở rộng diện tích sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn vào sản xuất đại trà là một trong những biện pháp thâm canh rất cần thiết để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSBP 22/2. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 22/2/2025. SXBP ngày 22/2
19:00'
Bnews. XSBP 22/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/2. XSBP Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSBP ngày 22/2. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 22/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSHCM 22/2. Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 22/2/2025. XSHCM ngày 22/2. XS Sài Gòn
19:00'
Bnews. XSHCM 22/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/2. XSHCM Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSHCM.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 22/2/2025.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh Thứ Bảy ngày 22/2/2025. XS Sài Gòn.
-
Kinh tế & Xã hội
XSLA 22/2. Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 22/2/2025. SXLA ngày 22/2
19:00'
Bnews. XSLA 22/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/2. XSLA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSLA ngày 22/2. Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 22/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 22/2. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 22/2/2025. XSMN thứ Bảy ngày 22/2
18:23'
Bnews. XSMN 22/2 Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/2. XSMN thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMN ngày 22/2. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 22/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSDNA 22/2. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 22/2/2025. XSDNA ngày 22/2. XSDNA hôm nay
18:00'
XSDNA 22/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/2. XSDNA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSDNA ngày 22/2. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 22/2/2025. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Bảy ngày 22/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNG 22/2. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 22/2/2025. XSQNG ngày 22/2. XSQNG hôm nay
18:00'
XSQNG 22/2. XSQNG 22/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/2. XSQNG Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSQN ngày 22/2. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay 22/2/2025. Kết quả xổ số Quảng Ngãi Thứ Bảy ngày 22/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân không nên hoang mang về sự cố trào dung dịch Bentonite tại Ba Đình
17:35'
UBND quận Ba Đình vừa khuyến cáo người dân không nên hoang mang về sự cố trào dung dịch Bentonite do đào hầm đường sắt tại phố Giang Văn Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm
16:35'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp ứng phó quá tải du lịch ở "xứ Mặt Trời mọc"
15:26'
Chính quyền thành phố Kyoto đã lắp đặt các “thùng rác thông minh” tại khu phố Gion và một số điểm du lịch khác trong thành phố nhằm ứng phó với tình trạng ô nhiễm do “quá tải du lịch”.