Kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt mức kỷ lục trong năm 2016
Không chỉ có đóng góp quan trọng về kinh tế, bảo vệ và phát triển rừng được coi là một trong những giải pháp then chốt giúp giảm thiểu những tác động ngày càng khắc nghiệt và bất thường của biến đổi khí hậu.
Việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới sẽ được ngành lâm nghiệp thực hiện như thế nào, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn.
BNEWS: Xuất khẩu gỗ và lâm sản liên tục có sự tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm qua. Thứ trưởng cho biết lý do chính nào tạo lên sự thành công trong xuất khẩu mặt hàng này?
Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Trong 15 năm qua, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đã có sự tăng trưởng rất nhanh chóng. Năm 2016, tiếp tục đạt mức cao nhất từ trước đến nay, xấp xỉ 7,2 tỷ USD.Xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng nhanh do chúng ta có chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia cạnh tranh, phát triển lành mạnh.
Các doanh nghiệp cũng rất năng động, sáng tạo, đầu tư thiết bị công nghệ chế biến gắn với thị trường, mở được thị trường xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Hiện đồ gỗ nội, ngoại thất chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản, đặc biệt các thị trường khó tính nhất, đòi hỏi chất lượng cao như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Những thị trường khó tính này hiện chiếm tỷ trọng hơn 50% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam .
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu trong nước ổn định và tạo được sự cạnh tranh về giá cả phục vụ ngành sản xuất chế biến đồ gỗ. Năm 2016, rừng trồng các loại trong nước đã cung cấp khoảng 17 triệu m3 gỗ nguyên liệu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.
Năm 2016, Việt Nam chỉ còn nhập hơn 1,8 tỷ USD, giảm gần 16% so với năm trước. Việc giảm nhập nguyên liệu này trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh là minh chứng cho việc đóng góp rất lớn của ngành lâm nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến.
BNEWS: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về dư địa phát triển những mặt hàng này của nước ta trong thời gian tới ? Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Hiện kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của chúng ta lớn nhất trong khu vực ASEAN, đứng thứ 3-4 trên thế giới. Dư địa phát triển ngành này còn rất lớn để chúng ta liên kết theo chuỗi gia tăng giá trị bằng việc kéo dài chu kỳ rừng để có gỗ lớn, nâng cao chất lượng gỗ phục vụ chế biến. Chiếm lĩnh được thị trường, phát triển được thị trường về số lượng là tốt, tuy nhiên tôi cho rằng vấn đề cần tiếp tục quan tâm hơn là phải đảm bảo được giá trị gia tăng. BNEWS: Năm 2016, chỉ tiêu trồng rừng của một số loại rừng không đạt kế hoạch đề ra. Vậy năm nay, ngành lâm nghiệp sẽ có giải pháp như thế nào để đạt chỉ tiêu ? Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Năm qua, chỉ tiêu trồng rừng đạt 96%; trong đó, trồng rừng sản xuất đạt hơn 100%, nhìn nhận khách quan chủ trương xã hội hóa đi đúng hướng, sát thực tiễn. Rừng phòng hộ và đặc dụng đạt 86%, kéo kết quả chỉ tiêu trồng rừng xuống, đây là lĩnh vực phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước.Trồng rừng thay thế cũng không đạt kế hoạch, những diện tích không đạt chủ yếu ở các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, bởi trước đó các dự án này không có hợp phần cho trồng rừng thay thế. Khó khăn về nguồn kinh phí nên trồng rừng các loại trên không đáp ứng được chỉ tiêu.
Năm 2017, ngành lâm nghiệp sẽ thực hiện trồng rừng tập trung 205.000 ha; trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 15.000 ha, rừng sản xuất 190.000 ha, trồng rừng thay thế trên 24.000 ha… Đồng thời bảo vệ và phát triển bền vững đối với 100% diện tích rừng hiện có.Trong đó, ngân sách Trung ương chi cho khoán bảo vệ khoảng 2,6 triệu ha rừng, ưu tiên khoán bảo vệ rừng đối với các huyện thuộc chương trình 30a và diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng có nguy cơ xâm hại cao.
Để nâng cao chất lượng rừng trồng, ngành sẽ tăng cường công tác quản lý chất lượng giống. Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc gia về công tác quản lý giống, trong đó ưu tiên đối với các loài cây trồng rừng chính, các giống cây trồng được sản xuất bằng công nghệ cao và năng suất cao. Với điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, năm 2017 phải có giải pháp linh hoạt hơn, để có nguồn kinh phí cho nhiệm vụ này. Tôi không đồng tình nếu giảm chỉ tiêu này mà phải bằng giải pháp sáng tạo, vận dụng cơ chế hỗ trợ, với nguồn vốn ngân sách như vậy nhưng vẫn phải hoàn thành trồng rừng thay thế. Trồng rừng thay thế cần từ 30 – 50 triệu đồng/ha mà nếu chỉ dùng nguồn vốn ngân sách thì rất lớn. Nhưng nếu chúng ta vận dụng cơ chế hỗ trợ cho người dân, cộng đồng thì chỉ mất 10 triệu đồng/ha. Như vậy, vấn đề cần tháo gỡ là cơ chế, chúng tôi sẽ có đề xuất cụ thể về vấn đề này lên Thủ tướng Chính phủ. BNEWS: Năm 2017, ngành lâm nghiệp sẽ tập trung vào các giải pháp gì trong việc bảo vệ rừng và đưa tăng trưởng của lâm nghiệp hướng đến bền vững? Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Những giải pháp đã được ngành đưa ra và thực hiện trong những năm qua, năm nay sẽ thực hiện sáng tạo và quyết liệt hơn. Đầu tiên là thực hiện nghiêm chỉnh việc đóng cửa rừng tự nhiên.Điều này sẽ tạo về áp lực trong bảo vệ rừng nhưng với yêu cầu, quyết tâm đó, năm 2017, ngành phải giảm được 20% vụ vi phạm, giảm 50% các hành vi xâm hại rừng. Nếu không đạt được mục tiêu này thì coi như công tác bảo vệ rừng không thành công.
Ngành sẽ tập trung tái cơ cấu với các nhiệm vụ trọng tâm. Đó là, quản lý giống, quản lý trồng rừng theo chuỗi liên kết từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn và đây là giải pháp ưu tiên. Đẩy mạnh chế biến sau dăm để giảm tỷ trọng dăm xuất khẩu, bằng việc phát triển chế biến viên nén, gỗ ghép, MDF...Cùng với đó không để việc lợi dụng các chính sách thuế như thực hiện tạm nhập tái xuất, dẫn đến có thể tăng trưởng bong bóng về thành tích nhưng không lợi về ngân sách mà có rủi ro về thương mại.
Ngành tiếp tục tái cơ cấu về liên kết chuỗi, trước hết là cơ chế để doanh nghiệp kinh doanh, chế biến với hộ chủ rừng theo mô hình liên kết bền vững. Cùng với đó phải thực hiện mạnh việc sắp xếp các công ty lâm nghiệp, hiện đang quản lý khoảng 1,8 triệu ha đất lâm nghiệp.Phải sắp xếp đồng bộ theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
Về thị trường, ngành sẽ đẩy mạnh thị trường trong nước. Giá trị tiêu thụ trong nước hiện nay khoảng 7 tỷ USD, chúng ta phải hình thành chuỗi cung ứng trong nước. Theo đó, sẽ hình thành 3 khu công nghệ cao của lâm nghiệp. Đây cũng là khu sản xuất tập trung công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và là trung tâm giới thiệu các sản phẩm lâm nghiệp trong nước. Ngoài ra, tiếp tục hoàn thành Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Giữ các mối quan hệ với thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và nên hài hòa hóa bằng luật. BNEWS: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ Việt Nam: Chỉ 7% doanh nghiệp tiếp cận đơn hàng lớn của Mỹ, Nhật Bản
16:03' - 23/01/2017
Hiện nay Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ ra thị trường thế giới, nhưng chỉ có 7% doanh nghiệp lớn, dễ tiếp cận đơn hàng lớn của các khách hàng Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ưu tiên tạo đột phá cho nông nghiệp
15:37' - 16/01/2017
Bộ sẽ ưu tiên tập trung một số lĩnh vực tạo đột phá cho phát triển của ngành mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
-
Kinh tế & Xã hội
Xác định cây trồng chủ lực trong chuyển đổi cây trồng rừng
11:34' - 16/01/2017
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Đề án "Quy hoạch chuyển đổi cây trồng rừng phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp".
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng đến quản lý ngành lâm nghiệp theo chuỗi
18:27' - 12/10/2016
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết chúng ta phải quản lý ngành lâm nghiệp theo chuỗi gắn với tái cơ cấu ngành, thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai ứng dụng theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp
15:03' - 12/08/2016
Ngày 12/8, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết việc triển khai phần mềm ứng dụng theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp mới sẽ cho phép cập nhật diễn biến rừng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ từng nút thắt, quyết thông tuyến cao tốc qua Cao Bằng, Lạng Sơn năm 2025
10:39'
Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức đối tác công tư có tổng chiều dài tuyến hơn 121 km, đi qua địa phận 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới
22:16' - 11/04/2025
Tại Lễ Tôn vinh hợp tác xã tiêu biểu và trao Giải "Coop Star Awards 2025", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công
21:57' - 11/04/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng
21:38' - 11/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng (Ban Chỉ đạo).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Triển khai rốt ráo 8 dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng
21:24' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch VCCI: Tranh thủ bối cảnh để trong "nguy thấy cơ và bay lên"
20:30' - 11/04/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công về nguy cơ thương chiến toàn cầu; cũng như những khuyến nghị để thích ứng với bối cảnh đầy thách thức này.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đẩy nhanh triển khai các dự án lớn để thúc đẩy tăng trưởng
19:48' - 11/04/2025
Thành phố Cần Thơ đang quyết liệt triển khai các dự án đầu tư lớn trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển đầu tư công và đầu tư tư để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
19:35' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tổ chức Lễ gắn biển công trình "Cải tạo Trạm biến áp 110kV Hỏa Xa", chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng biến với chính sách áp thuế của Hoa Kỳ
19:13' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với các doanh nghiệp về chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.