Kinh tế 2023, dự báo 2024: Doanh nghiệp liên kết vùng, khai thác thị trường nội địa
Trong đó, các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa trong thời gian tới không thiếu, nhưng làm thế nào để triển khai hiệu quả và thiết thực cũng đặt cho cho ngành công thương các địa phương bài toán khó.
Cụ thể, liên quan đến thị trường nội địa, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ, trước khó khăn chung của thị trường xuất khẩu, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã đồng hành cùng hiệp hội, doanh nghiệp khai thác mạnh thị trường nội địa với giải pháp liên kết vùng, phát triển sản phẩm địa phương.
Ngành công thương thành phố cùng lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh chủ động xúc tiến, liên kết với các tỉnh, thành về kinh tế, thương mại, du lịch... nhằm khai thác hiệu quả sân nhà, cũng như đưa ra những giải pháp kích cầu phù hợp với diễn biến mới trên thị trường.
Đặc biệt, Tp. Hồ Chí Minh "bắt tay" các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp, nhằm tiến đến hợp tác, đầu tư và phát triển thương mại, dịch vụ bền vững với một số phương thức đo lường cụ thể bằng số liệu. Tp. Hồ Chí Minh cũng là một trong những địa phương tận dụng hiệu quả cơ chế chính sách nhà nước, nhất là nguồn vốn như chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; tháng khuyến mãi tập trung tạo làn sóng giảm giá sâu kích thích tiêu dùng; hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu... Ghi nhận ý kiến đại diện ngành công thương một số tỉnh, thành khác cũng chỉ ra rằng, giải pháp giữ vững thị trường nội địa luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Cùng đó, các địa phương thực hiện bình ổn thị trường gắn với nhưng phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu; phát triển mạnh thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến… Sở công thương nhiều địa phương cũng bám sát thị trường và không ngừng nỗ lực kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống hàng giả, hàng nhái và không để khan hàng tăng giá. Cụ thể, ngành công thương một số tỉnh, thành cam kết, thực hiện hiệu quả giải pháp kiểm soát giá cả, thị trường; phấn đấu chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%; công khai, minh bạch trong điều hành hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu (xăng dầu, gạo…). Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội cho hay, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, ngay từ quý IV/2023, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã chủ động tham mưu, trình UBND ban hành 28 chương trình, kế hoạch để tập trung triển khai ngay.Riêng về thương mại, dịch vụ, Sở Công Thương thành phố Hà Nội thực hiện đa dạng giải pháp tăng sức mua của thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", phát triển thêm các điểm giới thiệu về sản phẩm OCOP, phát triển các mô hình kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố...
Còn ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ cho biết, trong lĩnh vực thương mại, sau chuyến công du của Thủ tướng Chính phủ đi Nhật Bản, một số tập đoàn Nhật Bản sẽ đầu tư vào Cần Thơ như đại siêu thị AEON Mall với tổng vốn 253 triệu USD. Ngoài ra, với vị trí là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ tiếp tục tạo mọi điều kiện đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp, kết nối với các tỉnh thành như Tp. Hồ Chí Minh trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Mặt khác, Cần Thơ đã và đang đẩy mạnh thương mại, dịch vụ với hạ tầng kết nối giao thông tuyến cao tốc từ Châu Đốc tới cảng Trần Đề được ưu tiên phát triển… Thị trường nội địa Việt Nam không chỉ được doanh nghiệp trong nước, mà ngay cả doanh nghiệp ngoại cũng đánh giá cao về tiềm năng và còn nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới. Khi nhu cầu tiêu dùng dịch chuyển thì cộng đồng doanh nghiệp lẫn đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng phải thích ứng với sự thay đổi này, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao kích hoạt thương mại, dịch vụ trên thị trường tiêu dùng nội địa mới có thể hỗ trợ cho sản xuất trong nước. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Chính sách (VEPR) phân tích, thương mại, dịch vụ hướng tới tiêu dùng nội địa là bệ đỡ rất quan trọng cho năm 2024 và từ đây sẽ lan tỏa cho các ngành sản xuất, nhất là sản xuất hàng Việt. Đồng thời, kích cầu tăng trưởng lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng tạo sức lan tỏa cho tất cả ngành nghề khác. Nhìn lại năm 2023, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt cho rằng, Việt Nam vượt qua được vòng xoáy của nhiều cơn gió ngược đến từ kinh tế toàn cầu và các khó khăn trong nước. Trong động lực quyết định tăng trưởng năm 2023 và 2024 thì cầu tiêu dùng vẫn là đóng góp chính cho tăng trưởng, cùng với sự lan tỏa của các gói đầu tư công, các gói kích cầu, xuất khẩu… Trong báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa xuất bản cũng cho thấy, khi tham gia vào nấc thang cao hơn của chuỗi sản xuất, phần giá trị gia tăng của Việt Nam rất thấp. Hay ở lĩnh vực sản xuất, thương mại, các doanh nghiệp chúng ta còn nhỏ bé và thường trực nguy cơ bịt thâu tóm bởi những nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, bên cạnh giải pháp kích cầu truyền thống thì cần có nhiều hơn những cơ chế chính sách tiêu dùng mang tính bền vững. Trong giai đoạn tới, kích cầu tiêu dùng nội địa phải gắn với tiêu chí mới về tăng trưởng xanh, giảm thiểu carbon… Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, hiện tại đã có nhiều văn bản của Đảng, Quốc hội đã đưa ra những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể cho phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, nhất là mục tiêu tăng trưởng 6%-6,5% nhận được sự quan tâm của cộng đồng xã hội trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trước bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường với các dự báo của một số tổ chức kinh tế quốc tế về kinh tế toàn cầu và đối tác lớn của Việt Nam có xu hướng giảm. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2024, thì phải tạo động lực tăng trưởng, gồm: Đầu tư công, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển; thúc đẩy nhiều hơn nữa đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế, các vùng động lực, các địa phương mới nổi song hành cùng Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh là động lực tăng trưởng vô cùng quan trọng.Tin liên quan
-
DN cần biết
Xúc tiến thương mại và hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam)
18:01' - 20/12/2023
Trong 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 155,8 tỷ USD. Dự báo cả năm 2023 thương mại hai chiều sẽ đạt mức kim ngạch như năm 2022.
-
Ý kiến và Bình luận
WB tại Việt Nam: 2023 là một năm “kiên cường” của kinh tế Việt Nam
09:28' - 20/12/2023
Theo Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, suy thoái toàn cầu là cú sốc lớn với nền kinh tế mở của Việt Nam, song nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều quốc gia mơ ước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
13:00' - 16/12/2023
Sáng 16/12, tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 ở mức 6%
13:36' - 13/12/2023
Theo Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố hôm nay (13/12), ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam sẽ được duy trì ở mức 6%.
-
Kinh tế Việt Nam
CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 cao hơn nhiều quốc gia
15:34' - 06/12/2023
Tăng trưởng kinh tế cũng theo hướng quý sau cao hơn quý trước, ước tăng trưởng GDP quý IV/2023 đạt 7,72%, cao hơn mức tăng trưởng quý III/2023 là 5,23%; quý II/2023 là 4,05% và quý I/2023 là 3,28%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50'
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57'
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45'
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56'
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25'
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25'
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24'
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 2 : Hội tụ sức mạnh của đoàn kết
13:24'
Từ thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy nơi đây luôn hội tụ, thể hiện rõ nét nhất tinh thần và sức mạnh của đoàn kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 1: Tiên phong mở lối
13:23'
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang không ngừng nỗ lực “vì cả nước, cùng cả nước” để mãi xứng danh “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.