Kinh tế Anh đối diện thách thức kép
Theo Stephen Pickford, thành viên tư vấn cao cấp thuộc Chương trình tài chính và kinh tế toàn cầu của Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh Chatham House, Vương quốc Anh đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước với phạm vi hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp tài chính để giải quyết các thách thức này. Một tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi các lực lượng địa kinh tế và địa chính trị rộng lớn.
* Những thách thức trong nước của AnhĐánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng 4/2023 về nền kinh tế Anh có một số tin tốt đáng hoan nghênh. So với dự báo chỉ một tháng trước rằng nước Anh sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, IMF hiện dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn 0,4% vào năm 2023. Nhưng điều quan trọng là phải đặt tin tốt này trong dài hạn. Trong ngắn hạn, hiệu quả kinh tế của Anh được cho là vẫn ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp hóa. Lạm phát vẫn ở mức cao và dai dẳng. Và về lâu dài, năng suất thấp sẽ vẫn là lực cản đối với tăng trưởng và mức sống.Một số vấn đề ngắn hạn này đã trở nên trầm trọng hơn do các sự kiện ở nước ngoài, chẳng hạn như xung đột ở Ukraine và hậu quả là giá năng lượng và lương thực tăng cao, cũng như sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng quốc tế trong đại dịch COVID-19. Trong khi đó, tại Anh, mặc dù tỷ lệ di cư ròng vào nước này tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp báo cáo rằng họ không thể tuyển dụng đủ lao động có kỹ năng.Cũng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đã trở nên nghiêm trọng hơn ở Anh so với những nơi khác. Trái ngược với kỳ vọng của thị trường, lạm phát cơ bản của Anh đã tăng trong tháng Tư. BoE đã cảnh báo rằng sự cạnh tranh ít hơn từ các công ty châu Âu đang cho phép các công ty Anh tăng giá. Người lao động yêu cầu tăng lương để phù hợp với mức lạm phát cao, làm trầm trọng thêm áp lực gia tăng từ tình trạng thiếu lao động.Cuối cùng, các biện trong trong “ngân sách nhỏ” của chính phủ cựu Thủ tướng Liz Truss vào mùa Thu năm 2022 đã gây thêm căng thẳng và bất ổn cho nền kinh tế Anh. Phản ứng của thị trường đối với chiến lược cắt giảm thuế được công bố trong “ngân sách nhỏ” là tức thì và dữ dội. Mặc dù các biện pháp của “ngân sách nhỏ” bị đảo ngược và các biện pháp củng cố hơn nữa được đưa ra trong ngân sách tháng 3/2023, nhưng nợ công được Văn phòng Trách nhiệm ngân sách Anh (OBR) dự báo sẽ tiếp tục tăng trong bốn năm tới, thể hiện sự thiếu hụt dư địa tài chính mà chính phủ phải đối mặt.* Tiến thoái lưỡng nan về chính sáchƯu tiên hiện tại của Chính phủ Anh là giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% và bắt đầu giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Những mục tiêu này nhằm giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn bằng cách tăng số người có việc làm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn lịch sử, nhưng điều này phản ánh sự gia tăng số lượng người không tham gia vào lực lượng lao động và tăng trưởng năng suất rất thấp.Tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách trong ngắn hạn là làm thế nào để giảm lạm phát mà không làm tổn hại đến tăng trưởng. Ưu tiên của “ngân sách nhỏ” mùa thu năm 2022 là tăng trưởng, được tạo ra thông qua cắt giảm thuế, nhưng nỗ lực này đã bị trật bánh do phản ứng tiêu cực của thị trường. Ưu tiên hiện tại là nhanh chóng giảm lạm phát, điều này có nghĩa là cả chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ phải thắt chặt trong một thời gian.Thách thức dài hạn là năng suất lao động thấp. Cải thiện điều này là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế bền vững theo thời gian, nhưng IMF ước tính tốc độ tăng trưởng của Anh chỉ là 1,5%/năm. Hai động lực chính của tăng trưởng năng suất là cải thiện chất lượng của lực lượng lao động và nâng cao số lượng và chất lượng đầu tư sản xuất. Nhưng cả hai điều này đều không dễ thực hiện và cũng không thể đạt được nhanh chóng.Tăng cường lực lượng lao động cũng đòi hỏi thời gian đào tạo và giáo dục, và có thể mất nhiều năm để mang lại kết quả. Tăng cường đầu tư có thể đạt được tiến bộ nhanh hơn, nhưng do phải “thắt lưng buộc bụng” trong nước (đặc biệt là các nguồn lực công), đầu tư có thể bị hạn chế trong hoàn cảnh hiện tại. Một con đường nhanh hơn là thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này cũng có thể hiệu quả hơn, vì đầu tư nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến nhất và tăng cường cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoạt động hiệu quả và năng suất hơn.* Một môi trường toàn cầu phân mảnh Anh có nhiều điểm hấp dẫn với tư cách là điểm đến của FDI, nhưng việc Anh rời khỏi EU (Brexit) khiến nước này trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn do những hạn chế xuất khẩu sang EU.Đây là một khía cạnh của cái mà IMF gọi là sự phân mảnh địa kinh tế. Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất nêu bật một số sự kiện gần đây liên quan đến thương mại, đầu tư và công nghệ đa phương. Thay vào đó, có những áp lực buộc các nước phải chú trọng hơn vào "tự lực cánh sinh" và quan hệ tốt đẹp với các quốc gia có liên kết địa chính trị. Brexit, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, và xung đột Nga-Ukraine là những ví dụ về xu hướng này, đặt ra thách thức đối với các mối quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế.Nói rộng hơn, quan ngại ngày càng tăng của công chúng với toàn cầu hóa đang khuyến khích các chính sách hướng nội hơn. Một ví dụ quan trọng là sự ra đời gần đây của Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật CHIPS và Khoa học ở Mỹ, cung cấp hơn 400 tỷ USD tín dụng thuế, trợ cấp và cho vay để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và sản xuất công nghệ sạch. Mục tiêu chính là ứng phó với tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như chất bán dẫn và xe điện, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài và việc làm. EU cũng đang phát triển gói trợ cấp của riêng mình.IMF kết luận rằng sự phân mảnh này sẽ dẫn đến thiệt hại lớn về sản lượng và tác động lan tỏa tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia bị thiệt hại do đầu tư bị chuyển đi nơi khác.Anh phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước với phạm vi hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp tài chính để giải quyết chúng. Nếu tình trạng phân mảnh địa kinh tế kéo dài và tăng cường, nó sẽ tác động ngày càng lớn đến quan hệ quốc tế, đảo ngược quá trình toàn cầu hóa và tác động tiêu cực đến mức sống của nhiều quốc gia.Là một nền kinh tế mở, Anh có khả năng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các lực lượng này. Nguồn tài chính hạn chế của Anh có nghĩa là nước này phải xây dựng liên minh với các đối tác lớn hơn - bao gồm hợp tác chặt chẽ hơn với EU và Mỹ về các vấn đề khoa học, công nghệ và quy định - hoặc có nguy cơ thua cuộc trong một môi trường toàn cầu đang phân mảnh./.Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu của Anh thấp nhất trong G7 ngoại trừ Nhật Bản
08:10' - 14/06/2023
Xuất khẩu của Anh ở mức yếu kém nhất so với các nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) trừ Nhật Bản trong một thập kỷ qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Anh ghi nhận số người di cư kỷ lục qua eo biển Manche trong một ngày
22:03' - 12/06/2023
Chính phủ Anh thông báo nhà chức trách đã phát hiện 616 người di cư vượt biên bằng thuyền nhỏ qua eo biển Manche trong ngày 11/6.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41'
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau: