Kinh tế tập thể, hợp tác xã - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
Kiên Giang hiện có hơn 450 hợp tác xã nông nghiệp, hơn 1.550 tổ hợp tác nông nghiệp đang hoạt động với số lượng thành viên hơn 70.000 người tham gia; trong đó, chủ yếu là đại diện hộ gia đình ở khu vực nông thôn.
Mô hình kinh tế tập thể những năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất, kinh doanh, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn.
Ông Võ Minh Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Kênh 7B, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp cho biết, đến nay hợp tác xã được thành lập và đi vào hoạt động gần 10 năm. Hợp tác xã hiện có hơn 200 thành viên với tổng diện tích sản xuất lúa trên 700 ha. Nông dân tham gia vào hợp tác xã được cung ứng vật tư nông nghiệp và các dịch vụ như: cày xới đất ruộng, bơm tát nước, phun xịt thuốc, bón phân, gieo sạ và thu hoạch lúa bằng các loại máy, thiết bị hiện đại với giá thấp hơn so với bên ngoài từ 20-30%. Nhờ đó, giúp nông dân giảm được chi phí, tăng lợi nhuận cao hơn so với sản xuất riêng lẻ như trước đây. “Hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp thu mua để chọn loại giống phù hợp theo từng mùa vụ, đảm bảo sản xuất lúa hiệu quả và cung ứng sản lượng lớn cho doanh nghiệp, giúp việc tiêu thụ lúa được thuận lợi, nông dân bán lúa với giá cao hơn ngoài thị trường từ 200 - 300 đồng/1kg. Ban đầu, một số nông dân còn lo ngại, nhưng qua nhiều năm sản xuất trong hợp tác xã cho thấy hiệu quả bền vững nên nông dân tham gia vào hợp tác xã ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, hàng trăm nông dân không là thành viên của hợp tác xã cũng sử dụng các dịch vụ từ đầu vào đến đầu ra của hợp tác xã để tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa”, ông Chiến cho hay. Ông Trần Văn Hận, thành viên Hợp tác xã Kênh 7B chia sẻ, gia đình sản xuất lúa gần 4 ha và bắt đầu tham gia vào hợp tác xã từ năm 2017 đến nay. So với những năm trước khi tham gia vào hợp tác xã, việc sản xuất lúa của gia đình gặp nhiều thuận lợi và lợi nhuận mang về cũng cao hơn từ 8-10 triệu đồng/ha.“Bên cạnh được sử dụng các loại vật tư nông nghiệp với giá gốc rẻ hơn mua bên ngoài, điều làm tôi yên tâm hơn đó là các sản phẩm của hợp tác xã đảm bảo chất lượng giúp chăm sóc tốt đồng lúa và nhờ đó năng suất lúa cũng đạt cao hơn. Không chỉ vậy, nông dân tham gia hợp tác xã gieo sạ giống lúa chất lượng, đồng loạt nên ít xảy ra sâu bệnh gây hại, được bao tiêu đầu ra với mức giá ổn định, không phải lo lúa rớt giá như trước đây”, ông Hận nói.
Hơn 5 năm qua, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát ở xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận đã giúp tiêu thụ hơn 1.200 tấn tôm thẻ nuôi theo hình thức quảng canh với mức giá cao hơn thị trường 10% của hơn 200 nông dân các huyện Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Biên, An Minh. Ngoài tôm thẻ, hợp tác xã còn thu mua cá lóc đồng, cá trắm cỏ, cá lóc nuôi của nông dân cũng có giá cao hơn 10% so với giá thị trường.Bà Lê Thị Kim Thoa, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát cho biết, đến nay nhiều sản phẩm của hợp tác xã đạt OCOP 3 sao như: khô cá lóc, tôm khô, mắm tôm chua. Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm ổn định với số lượng bán ra mỗi tháng hơn 1 tấn hàng.
“Từ khi hợp tác xã được thành lập đến nay đã mang lại rất nhiều lợi ích, như quy mô sản xuất được mở rộng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, thuận lợi hơn trong tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã cũng thu mua tôm, cá với giá cao, giúp tăng thu nhập cho người nuôi, đồng thời tạo việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng”, bà Lê Thị Kim Thoa cho biết thêm.
Là thành viên gắn bó từ ngày thành lập đến nay hơn 5 năm, bà Lê Thị Tẻm, thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát cho biết, mỗi năm vuông tôm gia đình bán cho hợp tác xã khoảng 700 kg tôm thẻ với mức giá cao hơn thị trường từ 15-20.000 đồng/kg, giúp tăng lợi nhuận khoảng 12 triệu đồng. Ngoài ra, bà tham gia làm cá khô, tôm khô với tiền công 7 triệu đồng/tháng giúp gia đình cố cuộc sống khá giả, sung túc hơn. Hợp tác xã Ngã Bát, xã Đông Hưng B, huyện An Minh được thành lập từ năm 2017 với 8 thành viên, đến năm 2020 mở rộng với hơn 30 thành viên tham gia đến nay. Hợp tác xã hoạt động chủ yếu lĩnh vực cung ứng con giống, vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản của nông dân. Ông Phan Thanh Tùng, Phó Giám đốc Hợp tác xã Ngã Bát cho biết, hợp tác xã chủ động ký hợp đồng với một số công ty, đơn vị cung ứng tôm giống, lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn, thuốc thủy sản với mức giá rẻ hơn so với thị trường từ 10% vì khỏi qua các trung gian. Trong năm 2023 và 7 tháng năm 2024, các dịch vụ của hợp tác xã giúp tiết kiệm khoản chi phí chênh lệch so với giá thị trường khoảng 1,3 tỷ đồng của gần 500 nông dân.Theo Phạm Thành Trăm, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Kiên Giang, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh thành lập mới hơn 20 hợp tác xã. Toàn tỉnh hiện có hơn 460 hợp tác xã nông nghiệp và hơn 1.500 tổ hợp tác nông nghiệp đang hoạt động. Ông Trăm cũng cho hay, những năm gần đây các hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất, kinh doanh của thành viên và nông dân, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Để nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, theo ông Phạm Thành Trăm, tỉnh cần có quy định hỗ trợ về mặt kỹ thuật, khuyến khích và hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho các hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã quy mô vừa và nhỏ chưa hoặc không đủ năng lực; có giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực về quản lý nhà nước và quản trị sản xuất, kinh doanh cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tỉnh đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn như: thủy lợi, giao thông nông thôn, điện phục vụ cho bơm tát, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; tích cực triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế tập thể. “Ngoài ra, tỉnh cần tập trung tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu thị trường; quan tâm tìm kiếm, lựa chọn giới thiệu doanh nghiệp có uy tín và năng lực liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hợp tác xã”, ông Phạm Thành Trăm nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Đời sống
Đoàn viên Kiên Giang với niềm vui an cư lạc nghiệp
12:39' - 20/08/2024
Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, nguồn Quỹ Mái ấm Công đoàn đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 65 căn nhà “Mái ấm Công đoàn”, với tổng kinh phí hơn 2 tỷ 900 triệu đồng.
-
Kinh tế tổng hợp
Kiên Giang phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại vùng biên
11:38' - 12/08/2024
Theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang, việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tập trung vào các mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm như thuốc lá, thuốc lá thế hệ mới, xăng dầu,...
-
Kinh tế tổng hợp
Kiên Giang kiến nghị giao thêm biên chế cho giáo dục và đào tạo
21:37' - 09/08/2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phối hợp Bộ Nội vụ giao thêm biên chế để tỉnh có cơ sở phân bổ thêm biên chế cho các huyện theo quy định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
XSQNG 19/7. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 19/7/2025. XSQNG ngày 19/7. XSQNG hôm nay
18:00'
XSQNG 19/7. XSQNG 19/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 19/7. XSQNG Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSQNG ngày 19/7. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay 19/7/2025. Kết quả xổ số Quảng Ngãi Thứ Bảy ngày 19/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSDNA 19/7. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 19/7/2025. XSDNA ngày 19/7. XSDNA hôm nay
18:00'
XSDNA 19/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 19/7. XSDNA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSDNA ngày 19/7. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 19/7/2025. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Bảy ngày 19/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Hệ thống thủy lợi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ứng phó với bão số 3
17:48'
Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão.
-
Kinh tế tổng hợp
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Chủ động tâm thế ứng phó với một cơn bão mạnh
17:47'
Chiều 18/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ứng phó với bão gần Biển Đông với các bộ, ngành liên quan.
-
Kinh tế tổng hợp
Tất bật mùa gặt ở vùng lũ Đồng Tháp
15:52'
Trên cánh đồng lúa chín vàng ươm thuộc phường Thường Lạc (trước đây là xã Thường Thới Hậu A), 4 chiếc máy gặt đập liên hợp tranh thủ thu hoạch lúa và nông dân bán lúa ngay tại đồng ruộng.
-
Kinh tế tổng hợp
Giám sát việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại Đồng Nai
15:13'
Ngày 17 - 18/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tiến hành giám sát việc quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2021 - 2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội đầu tư hơn 380 tỷ đồng chống úng ngập nội đô
14:27'
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng chống úng ngập cục bộ cho một số điểm thuộc khu vực nội đô với tổng mức đầu tư hơn 383 tỷ đồng.
-
Kinh tế tổng hợp
Quảng Ninh với mục tiêu tăng trưởng trên 14%: Tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
14:06'
Quảng Ninh tập trung đổi mới tư duy, sáng tạo trong cách làm, đột phá trong chính sách, định vị lại các giá trị địa phương, nhận diện đầy đủ lợi thế, thách thức, điểm nghẽn để tìm cách hóa giải.
-
Kinh tế tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng ca, làm cuối tuần đáp ứng nhu cầu cấp giấy phép lái xe
12:18'
Trong đợt cao điểm từ ngày 18 đến 30/7, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát giao thông được huy động làm việc ngoài giờ, xuyên đêm và cả ngày nghỉ cuối tuần để đáp ứng tiến độ.