Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
Những con số 5,8% từ Ngân hàng Thế giới (WB), cao hơn so với nhiều nước ở Đông Á-Thái Bình Dương và 6,6% từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) không chỉ là dự báo, mà còn là sự ghi nhận cho những nỗ lực ổn định vĩ mô, cải cách chính sách và thúc đẩy hội nhập kinh tế của Việt Nam thời gian qua.
Động lực tăng trưởng đến từ xuất khẩu, FDI và bất động sản
WB nhấn mạnh rằng đà tăng trưởng hiện tại chủ yếu được dẫn dắt bởi sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu - tăng tới 15,5% trong năm 2024 - cùng với tín hiệu khởi sắc của thị trường bất động sản nhờ mặt bằng lãi suất thấp và nguồn cung gia tăng.
Những yếu tố này đã kéo theo sự cải thiện rõ rệt trên thị trường lao động, trong đó việc làm trong ngành chế biến chế tạo phục hồi đáng kể, thu nhập thực tế tăng gần 5% - tất cả góp phần vào xu hướng giảm nghèo rõ rệt, với tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc tế dự kiến chỉ còn 3,6% vào năm 2025.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa thể hoàn toàn tận dụng được hiệu ứng lan tỏa. Tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư vẫn ở mức cao, đạt 37,2%. Nông nghiệp - vốn là trụ đỡ thu nhập của nhóm dân cư nghèo nhất - lại đang tăng trưởng chậm, khiến tiêu dùng nội địa chưa phục hồi tương xứng.
Áp lực từ bên ngoài và yêu cầu cải cách nội tại
Các rủi ro bên ngoài - từ bất ổn địa chính trị, xung đột thương mại cho đến chính sách thuế quan mới từ Mỹ - tiếp tục là những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế. Cả WB và ADB đều cảnh báo về sự phụ thuộc của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt khi Mỹ và Trung Quốc - hai đối tác thương mại lớn nhất - đang có dấu hiệu tăng trưởng chững lại.
Trong bối cảnh đó, ADB nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy nhanh cải cách thể chế, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) để nâng cao sức chống chịu và khả năng cạnh tranh quốc gia. Các chuyên gia của ADB cũng lưu ý rằng mặc dù các nhà đầu tư FDI có xu hướng thận trọng trước sự bất định, họ thường lập kế hoạch dài hạn. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để giữ chân và thu hút dòng vốn chất lượng.
Triển vọng đàm phán thương mại hiệu quả
Trong khi tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong nước, Việt Nam đang chủ động thúc đẩy tiến trình đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tìm giải pháp về thuế quan. Theo các nguồn tin quốc tế (Reuters, The Straits Times), ngày 23/4, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Jamieson L. Greer đã có cuộc điện đàm về “các vấn đề kinh tế và thương mại song phương”.
Trang ustr.gov của USTR đăng thông báo khẳng định hai bên đã có cuộc trao đổi trực tuyến hiệu quả. USTR cho biết ông Greer đã thảo luận về các bước tiếp theo giữa USTR và Bộ Công Thương Việt Nam, sau cuộc điện đàm của Tổng thống Donald Trump với Tổng Bí thư Tô Lâm vào ngày 4/4. Hai bên đều nhất trí về tầm quan trọng của việc đạt được tiến triển nhanh chóng hướng tới thương mại có đi có lại và cân bằng giữa Mỹ và Việt Nam.
Việt Nam đã thể hiện thiện chí thông qua việc tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Trang regtechtimes.com (Ấn Độ) dự báo, dù chưa có quyết định cuối cùng, các cuộc đàm phán cho thấy cả hai bên đều sẵn sàng thảo luận các vấn đề. Kết quả sẽ phụ thuộc vào việc liệu hai nước có thể tìm ra cách để bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong khi vẫn duy trì mối quan hệ thương mại bền chặt hay không.
Tham vọng về một trung tâm tài chính quốc tế
Không chỉ dừng ở cải cách vĩ mô, Việt Nam còn đang thể hiện tầm nhìn dài hạn với kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh - một tham vọng lớn nhằm nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính toàn cầu. Với nền kinh tế số phát triển nhanh, vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, sự hội nhập sâu rộng thông qua các FTA và quan hệ hợp tác với những trung tâm tài chính như Luxembourg, Việt Nam đang tạo ra một tiền đề hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.
Trang b-company.jp (Nhật Bản) nhận định, để tham vọng này “cất cánh”, Việt Nam cần giải quyết một số vấn đề nền tảng liên quan đến rào cản liên quan đến dòng vốn, nhân lực chất lượng cao, quyền sở hữu nước ngoài và chuyển đổi tiền tệ. Hạ tầng vật lý và số cũng cần được nâng cấp mạnh mẽ. b-company.jp cho rằng, các chương trình hỗ trợ từ đối tác nước ngoài đang mở ra một con đường khả thi.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm
10:49' - 27/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam ở mức 5,8% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
10:14' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: hệ thống điện quốc gia gặp sự cố; khởi công xây dựng trung tâm dữ liệu đầu tiên của Việt Nam...
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:16' - 20/04/2025
Tuần qua, kinh tế Việt Nam ghi nhận 10 kiện nổi bật 80 dự án lớn được khởi công, giá vàng giảm sâu, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất vận hành, nhiều vụ hàng giả, thực phẩm bẩn bị triệt phá.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
08:41' - 13/04/2025
Giá vàng trong nước liên tục tăng và lập đỉnh lịch sử, chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau quyết định thuế của Chính phủ Mỹ... là một số sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14' - 30/04/2025
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10' - 30/04/2025
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57' - 30/04/2025
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45' - 30/04/2025
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56' - 30/04/2025
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25' - 30/04/2025
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25' - 30/04/2025
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24' - 30/04/2025
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 2 : Hội tụ sức mạnh của đoàn kết
13:24' - 30/04/2025
Từ thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy nơi đây luôn hội tụ, thể hiện rõ nét nhất tinh thần và sức mạnh của đoàn kết.