Kính thiên văn Kepler chấm dứt sứ mệnh tìm kiếm hành tinh
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 30/10 cho biết kính thiên văn vũ trụ Kepler của NASA đã hết nhiên liệu và chấm dứt sứ mệnh "truy tìm" hành tinh trong vũ trụ sau 9 năm rưỡi hoạt động giúp phát hiện hơn 2.600 hành tinh.
Các chuyên gia cho biết kính thiên văn tự vận hành Kepler được phóng vào không gian năm 2009, đã phát hiện ra rằng có hàng tỉ hành tinh lẩn khuất trong vũ trụ, qua đó "cách mạng hóa" hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.
Kính thiên văn Kepler giúp các nhà thiên văn học đo đạc các hành tinh tiềm tàng bằng cách quan sát đường đi hoặc thời khắc các hành tinh đi qua các ngôi sao của chúng.
Kính thiên văn Kepler cho thấy 20-50% các ngôi sao nhìn thấy được trên bầu trời vào ban đêm có thể có các hành tinh nhỏ, có thể bằng đá, kích thước tương đương Trái Đất và nằm bên trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao mẹ của chúng, có nghĩa là ở những vị trí mà nước dạng lỏng - một thành phần quan trọng cho sự sống - có thể tích tụ trên bề mặt hành tinh.
Các chuyên gia NASA cho biết việc Kepler ngừng hoạt động không phải là bất ngờ. Các nhà khoa học đã quan sát được các dấu hiệu kính Kepler gần cạn nhiên liệu từ 2 tuần trước đây và đã lấy được toàn bộ dữ liệu từ kính thiên văn này gửi về Trái Đất trước khi hết nhiên liệu.
NASA cho biết đã quyết định cho kính thiên văn Kepler "nghỉ hưu" trên quĩ đạo hiện nay, an toàn và cách xa Trái Đất.
Nhà nghiên cứu Bill Borucki phụ trách sứ mệnh của kính thiên văn Kepler mô tả sứ mệnh này là một thành công lớn. Borucki nói :"Chúng ta đã chứng minh được rằng có nhiều hành tinh hơn các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta".
NASA nhấn mạnh sứ mệnh của Kepler có thể kết thúc, song các phát hiện của kính thiên văn này sẽ còn được nghiên cứu trong nhiều năm tới.
Kính thiên văn vũ trụ truy tìm hành tinh thế hệ tiếp theo của NASA, TESS được phóng lên không gian hồi tháng 4 vừa qua sẽ quan sát được nhiều vật thể vũ trụ hơn là kính Kepler.
Kính thiên văn TESS sẽ tập trung vào các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời ở khoảng cách gần, trong phạm vi từ 30 đến 300 năm ánh sáng.
Kính thiên văn Kepler đã tìm ra 2.681 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Tuy nhiên phần lớn các hành tinh ở quá xa và mờ nên không thể nghiên cứu thêm.
Một kính thiên văn vũ trụ hiện đại hơn nữa là James Webb dự kiến sẽ được phóng lên không gian năm 2021, sẽ có khả năng phát hiện nhiều hơn về khối lượng, tỉ trọng của các hành tinh và thành phần bầu khí quyển của chúng - những nhân tố giúp xác định khả năng duy trì sự sống trên hành tinh.
NASA cho biết :"Nhờ Kepler, những gì chúng ta nghĩ về vị trí của chúng ta trong vũ trụ đã thay đổi. Sứ mệnh của Kepler đã mở đường cho các sứ mệnh nghiên cứu các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong tương lai"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
NASA ấn định thời điểm "tự túc" đưa phi hành đoàn lên ISS
10:59' - 06/10/2018
Ngày 5/10, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ấn định thời điểm tiến hành chuyến bay đầu tiên của phi hành đoàn lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) bằng hai tàu vũ trụ của SpaceX và Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
NASA phóng tàu vũ trụ đầu tiên thăm dò Mặt Trời
16:07' - 12/08/2018
Vào hồi 3 giờ 31 phút sáng 12/8 theo giờ địa phương, tàu thăm dò Mặt Trời Parker đã được phóng từ mũi Canaveral, bang Florida (Mỹ).
-
Kinh tế Thế giới
Lầu Năm Góc khẳng định tầm quan trọng của việc thành lập lực lượng quân đội vũ trụ
10:29' - 08/08/2018
Ngày 7/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhấn mạnh ông hoàn toàn nhất trí với Tổng thống Donald Trump về việc thành lập Bộ chỉ huy tác chiến không gian vũ trụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
07:00' - 27/04/2025
Hòn Hải thuộc huyện đảo Phú Quý và nằm cách đảo Phú Quý 38 hải lý về Đông Nam. Đảo có chiều dài khoảng 900 m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất khoảng 115 m tính từ mặt biển.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 27/4
05:00' - 27/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 27/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 27/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”
19:18' - 26/04/2025
Từ 18 giờ 30 phút đến 22 giờ 30 phút ngày 27/4, Công an thành phố Hà Nội hạn chế các phương tiện di chuyển qua khu vực Công viên Thống Nhất, đặc biệt trên tuyến Trần Nhân Tông.
-
Đời sống
Hồ Than Thở "thay áo mới", đưa Đà Lạt vào bản đồ công viên ánh sáng châu Á
09:51' - 26/04/2025
Delight Park Đà Lạt là công viên hoa, ánh sáng nghệ thuật lớn nhất Việt Nam nằm trên diện tích 39 ha thuộc Khu du lịch hồ Than Thở và Đồi thông hai mộ trước đây.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 26/4
05:00' - 26/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 26/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 26/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Bến Tre lan tỏa tinh thần "Đồng khởi mới" trong thời đại số
12:31' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bến Tre tổ chức chương trình sinh hoạt chuyên đề "50 năm Thống nhất non sông, thống nhất lòng người", kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Đời sống
Du lịch 1 ngày tại TP.HCM dịp lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý lịch trình khám phá trọn vẹn và thư giãn
09:50' - 25/04/2025
Dưới đây là một lịch trình tham khảo giúp bạn có thể du lịch 1 ngày tại TP.HCM, vừa thư giãn, vừa khám phá những góc nhìn mới mẻ về thành phố năng động này.
-
Đời sống
Đồng Tháp khẳng định giá trị sống tốt đẹp của thanh niên thời đại mới
09:32' - 25/04/2025
Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp Huỳnh Minh Thức nhấn mạnh, thế hệ trẻ mãi khắc ghi công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ, các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/4
05:00' - 25/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 25/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.