Kỳ họp thứ 2 – Quốc hội Khóa XIV: Tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động ngoại thương
Việt Nam đã liên tục cải thiện chính sách, công cụ pháp luật để thực hiện quản lý ngoại thương phù hợp với điều kiện hội nhập.
Hoạt động ngoại thương trong thời gian qua diễn ra sôi động và có đóng góp nhất định cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dù, việc quản lý nhà nước về ngoại thương đã chặt chẽ, thông suốt, minh bạch và hiệu quả hơn, song chính sách của nhà nước trong lĩnh vực này còn một số điểm cần tiếp tục hoàn thiện.
Luật Quản lý ngoại thương được trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp lần này đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu.
Bên lề Kỳ họp thứ 2 – Quốc hội Khóa XIV, phóng viên BNEWS đã ghi nhận ý kiến một số đại biểu xung quanh nội dung này.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Thái Bình): Cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm đến Luật Quản lý ngoại thương
Chúng ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng và xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Yêu cầu phải có một bộ luật toàn diện để quản lý ngoại thương, tạo khuôn khổ pháp lý, định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết và cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm đến Luật này.
Tôi hy vọng sẽ có một khuôn khổ pháp lý vững chắc để thúc đẩy và đảm bảo một môi trường cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập; từ đó hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động giao lưu quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Luật Quản lý ngoại thương sắp tới được kỳ vọng giúp cho tính minh bạch của thị trường cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Khuôn khổ pháp luật về kinh doanh sẽ đảm bảo tính minh bạch, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Như vậy mới có thể khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực và nâng cao năng lực cạnh tranh. Luật Quản lý ngoại thương được ban hành trong thời gian tới cùng với các luật khác về kinh doanh sẽ tạo nên môi trường pháp lý minh bạch.
Khi Luật Quản lý ngoại thương được ban hành, những quy định về các hoạt động xuất nhập khẩu nằm trong các luật khác, đặc biệt trong Luật Thương mại thì sẽ được điều chỉnh và đưa vào Luật Quản lý ngoại thương. Điều này hết sức cần thiết và tạo nên một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện cho hoạt động ngoại thương. Chúng ta đều biết rằng, thời gian tới, ranh giới giữa các nền kinh tế sẽ bị xoá nhoà dưới tác động của hội nhập, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cho nên, khung khổ pháp lý về ngoại thương sẽ phải thay đổi để thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên cơ sở công bằng, minh bạch...Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh): Giúp doanh nghiệp xuất khẩu hội nhập dễ dàng hơn
Trước đây chúng ta đã có Luật Thương mại 2005, nhưng khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO kể từ đầu năm 2007 thì vẫn thiếu một bộ luật để định hướng cho hoạt động xuất nhập khẩu trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.
Vì thế mục tiêu đặt ra là phải đưa các luật của Việt Nam hội nhập với quốc tế và cũng chính là tuân thủ các điều ước, điều khoản mà Việt Nam đã ký kết với các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, Luật Quản lý ngoại thương phải nhằm mục đích đẩy nhanh được hoạt động xuất khẩu bởi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong GDP.Bởi vậy, khi Luật Quản lý ngoại thương hoàn thiện sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập cũng như giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hội nhập quốc tế dễ dàng hơn.
Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương lần này có 115 điều luật; trong đó dành một số điều luật để phục vụ phòng vệ thương mại cũng như những vấn đề giấy phép, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hoặc cấm nhập khẩu, xuất khẩu trong những tình huống cần thiết. Tôi nghĩ đây là dự thảo luật rất cần trong bối cảnh hiện nay.Đại biểu Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội (Đoàn Sóc Trăng): Gia tăng những biện pháp phòng vệ thương mại
Trước đây, chúng ta quan niệm ngoại thương và thương mại nhập vào một luật. Thế nhưng khi chúng ta gia nhập WTO, đặc biệt là sau khi ký với 12 nước để tham gia TTP và cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ về kỹ thuật số đã thay đổi rất nhiều yếu tố liên quan tới xuất nhập khẩu.
Nếu qua thương mại điện tử, chữ ký điện tử thì trong vài năm trở lại đây việc mua bán trên mạng không thông qua những thủ tục ngoại thương thông thường đã xuất hiện ngày càng nhiều trong nền kinh tế nước ta.
Việt Nam đã đưa vào 3 pháp lệnh để thực hiện phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế chưa đủ mạnh để làm căn cứ cho chúng ta hoạt động và đàm phán với đối tác nên bắt buộc phải có bộ luật mới liên quan đến công tác ngoại thương. Ở đây sẽ có hai xu hướng, một là tăng cường việc quản lý về phối hợp ngoại thương trong bối cảnh mới; cùng đó là gia tăng những biện pháp phòng vệ thương mại được các tổ chức thương mại quốc tế qua các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký đáp ứng. Trên xu hướng đó, dự thảo Luật Quản lý ngoại thương lần này được Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội đã đặt ra những vấn đề này. Đây là kỳ họp đầu tiên trình dự thảo luật này nên vẫn có nhiều vấn đề cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc thấu đáo.Cơ quan chủ trì kiểm tra và soạn thảo cũng hy vọng sẽ ghi nhận ý kiến đóng góp cả các đại biểu quốc hội cũng như chuyên gia, các bộ ngành liên quan, doanh nghiệp… để hoàn thiện dự luật.
Hiện nay, thủ tục hải quan đang chiếm nhiều thời gian trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng qua rà soát lại thấy chi phí thời gian cho hoàn thành thủ tục hải quan do các quy định của hải quan chiếm từ 28 – 30% chi phí, còn lại từ 70 -72% là do các tổ chức khác qui định.Nếu rút ngắn được thời gian thông quan qua việc xuất nhập khẩu thì giúp tiết kiệm được chi phí cho các doanh nghiệp đặc biệt là chi phí thuê công, chờ tàu, thuê bãi ở các khu vực, hoặc có thể giúp quay vòng nhanh vốn của các doanh nghiệp và nâng cao việc sử dụng nguồn vốn lên.
Thông qua mỗi dự luật là một đóng góp nhỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hy vọng tạo sức bật mới cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Cần rà soát kỹ trước khi ban hành Luật Đấu giá tài sản
17:42' - 24/10/2016
Đa số các đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật Đấu giá tài sản cần được rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo được tính công bằng, minh bạch trước khi đi vào thực tế.
-
Ngân hàng
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Tạo hành lang pháp lý đủ mạnh góp phần xử lý nợ xấu
14:30' - 24/10/2016
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự thảo Luật Đấu giá tài sản.
-
Tài chính
Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV: Cần hoàn thiện pháp luật về quản lý nợ công
21:28' - 22/10/2016
5 năm qua, tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP có sự giảm sút nhanh so với giai đoạn trước đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 tại Hải Phòng
21:48' - 16/04/2025
Chuyến tàu thương mại đầu tiên mang tên MSC MAKALU III, thuộc tuyến dịch vụ Orchid của hãng tàu MSC đã chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 của Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng (HTIT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53' - 16/04/2025
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43' - 16/04/2025
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10' - 16/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành đập SABO đầu tiên tại Việt Nam
19:14' - 16/04/2025
Công trình đập SABO phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định xuất khẩu tổ yến thô và tổ yến sạch sang Trung Quốc
18:05' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra, giám sát an toàn và sức khỏe đối với tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Hơn 50 startup trong nước và quốc tế tham gia Triển lãm tăng trưởng xanh
17:57' - 16/04/2025
Triển lãm quy tụ hơn 50 startup trong nước và quốc tế cùng các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trên thế giới.