Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Thảo luận tại hội trường, đại biểu Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) cho biết ông đặc biệt quan tâm đến chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, mà như đánh giá “công tác chuẩn bị dự án rất kém, chất lượng không cao, mang tính hình thức, sau khi được chấp thuận, chủ trương thì mới bắt đầu thực hiện một cách thực tế và lúc đó lại mất thời gian để điều chỉnh, dẫn đến lãng phí rất nhiều thời gian”.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, công tác chuẩn bị dự án đầu tư vẫn còn là khâu yếu, dẫn đến tình trạng vốn chờ dự án, hoàn thiện thủ tục đầu tư, kéo dài thời gian giao vốn và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giải ngân, cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.Nguyên nhân chủ yếu do vai trò của người đứng đầu tại một số cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ; năng lực lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án còn hạn chế; một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, khả thi, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; một số bất cập trong cơ chế, chính sách tuy đã được phát hiện nhưng còn chậm được sửa đổi, bổ sung…
Do đó, đại biểu đề nghị danh mục dự án khi đưa vào kế hoạch vốn cần làm rõ sự phù hợp của dự án với các quy hoạch ảnh hưởng đến việc triển khai dự án đó, vấn đề về giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến thực hiện dự án. “Người phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án phải chịu trách nhiệm đối với dự án mà mình đã phê duyệt. Hướng dẫn quản lý, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác đầu tư, cho các quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách để đảm bảo có thể chủ động triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư ngay từ năm tiếp theo”, đại biểu đề nghị.Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho hay, sắp tới, Chính phủ sẽ có sự đổi mới về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó, giải pháp sắp tới là các tỉnh sẽ phân bổ ngân sách theo quy định, sau đó, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra lại. Về vấn đề tiết kiệm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách.
Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên. Hiện nay, Thường trực Chính phủ đang chỉ đạo tiết kiệm chi trong đầu tư công. Trước đây, trong những năm 2009 - 2011, Chính phủ đã thực hiện việc này, đến nay, việc này được tái khởi động lại, cụ thể là tiết kiệm từ định mức dự toán đến định mức thi công, tiết kiệm trong bảo quản, thi công, vận chuyển. Vấn đề này sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu để tổ chức đấu thầu, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết.
Về thủ tục thu tiền sử dụng đất, theo Phó Thủ tướng, thực tiễn thủ tục này không phức tạp mà chỉ chậm do việc xác định giá đất tiến hành chậm. Khi chưa có giá đất thì cơ quan thuế chưa thể phát hóa đơn thu tiền sử dụng đất. Do đó, khâu xác định giá đất đang là mấu chốt vấn đề. Bên cạnh đó, tiền sử dụng đất của cả nước chiếm 45% tổng nợ thuế của cả nước, đây là nợ khó đòi, tiền phạt chậm nộp nhiều gấp nhiều lần nợ gốc. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết, tháo gỡ.
Về tự chủ tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết, có các mức độ tự chủ khác nhau như: Tự chủ một phần, tự chủ thường xuyên, tự chủ toàn diện. Vừa qua, một số đơn vị tự chủ toàn diện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K đã xin được tự chủ một phần, Chính phủ đã đồng tình. Đây là những bệnh viện tuyến cuối, phục vụ công tác thăm khám, chữa trị, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, nên cần có sự hỗ trợ. Đối với việc quản lý các loại tài sản trong đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Quản lý sử dụng tài sản công đã có quy định cụ thể, cởi mở, cho phép liên doanh liên kết, cho phép cho thuê, nhưng không được làm mất tài sản của nhà nước.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến quan trọng, tâm huyết về ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính ngoài ngân sách, đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội.
Các đại biểu Quốc hội cũng đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại và tập trung hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước năm 2024. Năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa năm tới đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, do đó các đại biểu đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu chi ngân sách nhà nước; cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước; cải thiện công tác lập kế hoạch dự toán, nhất là dự toán thu; kịp thời phân bổ giao dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công…
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu các ý kiến phát biểu của đại biểu để đưa vào các nội dung quan trọng, cần thiết vào các nghị quyết của Quốc hội gửi đại biểu cho ý kiến để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
10:18' - 05/11/2024
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước
07:56' - 05/11/2024
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Long An duyệt hơn 1.850 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối với TP Hồ Chí Minh
17:38'
Theo Ban Quản lý dự án tỉnh Long An, UBND tỉnh đã có quyết định điều chỉnh chủ trương nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐT.830C với tổng mức đầu tư được duyệt là hơn 1.850 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Phòng Thương mại Liên minh châu Á - Thái Bình Dương khảo sát đầu tư tại Yên Bái
16:40'
Ngày 31/3, Chủ tịch Tổng Phòng Thương mại Liên minh châu Á - Thái Bình Dương Dương Thịnh Xuân cùng đoàn công tác đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Yên Bái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh trao chứng nhận và thỏa thuận đầu tư gần 1,1 tỷ USD cho các dự án
15:32'
Tổng số vốn đầu tư và cam kết mở rộng đầu tư được trao tại hội nghị gần 1,1 tỷ USD, tiếp tục là địa phương đứng đầu về kết quả thu hút đầu tư trong cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)
15:06'
Tỉnh Lào Cai - Việt Nam phối hợp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các trường đại học Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác bằng các dự án cụ thể, thiết thực
12:40'
Hiện nay có khoảng 30.000 sinh viên, học sinh Việt Nam học tập tại Hoa kỳ, đứng thứ 5 về số lượng sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương chính thức được phê duyệt
12:39'
Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái đã ký Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1).
-
Kinh tế Việt Nam
Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng
11:20'
Việc kích cầu tiêu dùng góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025, làm tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang tập trung vào 3 đột phá chiến lược thu hút đầu tư
10:54'
Hậu Giang sẽ tiến hành rà soát, cập nhật danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tư năm 2025 nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thông tin đầy đủ...
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:30'
Sáng 31/3, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.