Ký ức đặc biệt về Bác Hồ
Trò chuyện với chúng tôi, ký ức đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh như hiện hữu trong ánh mắt, giọng nói của vợ chồng ông Nguyễn Văn Luyện và bà Trần Thị Mận, hai cán bộ lão thành cách mạng, nhà ở phố Hai Bà Trưng, quận Lê Chân, Hải Phòng.
Ông được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Bà vinh dự được ngồi cạnh Bác Hồ chụp ảnh.
Đó mới chỉ là phần mở đầu câu chuyện chất chứa lịch sử đất nước trong cuộc đời của vợ chồng ông Nguyễn Văn Luyện và bà Trần Thị Mận khi hồi ức về những thời khắc không thể nào quên.
Nhìn thấy Bác Hồ trong giờ phút thiêng liêng đến khoảnh khắc đời thường
Ông Nguyễn Văn Luyện sinh năm 1930 tại Hà Nội. 15 tuổi, ông là công nhân Nhà máy Bưu điện, tham gia tự vệ thành Hoàng Diệu và có mặt tại thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với toàn thế giới "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập."
Ông Nguyễn Văn Luyện kể: "Sáng 2/9/1945, trời nắng gắt nhưng đông đảo nhân dân vẫn tập trung, vẫn háo hức, đợi mong tiếng nói của Bác Hồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên Lễ đài đọc "Tuyên ngôn độc lập", có lúc dừng lại hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc xong, ông Trần Huy Liệu giơ ấn kiếm của Bảo Đại để toàn dân xem chính quyền phong kiến đã sụp đổ và đọc lời thề độc lập như không đi lính cho thực dân Pháp, không hợp tác với thực dân Pháp".
Dù đã được nhìn thấy hình ảnh Bác, nghe giọng Bác, nhưng trong trái tim chàng thanh niên Nguyễn Văn Luyện vẫn luôn mong ngóng được nhìn thấy Người. Luôn theo sát tin tức, chàng trai 16 tuổi biết ngày 20/10/1946 tàu đưa Bác Hồ trở về sau chuyến thăm Cộng hòa Pháp cập Cảng Hải Phòng.
Từ Hải Phòng, Bác về Hà Nội bằng tàu hỏa. Hàng nghìn người tập trung tại ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay) đợi chuyến tàu. Tàu đi qua, Bác giơ tay vẫy phía cửa sổ bên này rồi lại bước sang phía cửa sổ đối diện để vẫy chào nhân dân đứng hai bên.
Khoảng 2 hoặc 3 ngày sau khi Bác Hồ từ Pháp về nước, Giám đốc Nhà máy Bưu điện gọi ông Nguyễn Văn Luyện cùng một người khác đến phòng làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bắc Bộ Phủ để thay điện thoại ở phòng làm việc của Người.
Trong trí nhớ của ông, đó là căn phòng giản dị, giường, gối đơn sơ. Khi ông đến, Bác Hồ đang làm việc cùng với một vị khách.
Ngày 9/12/1946, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến. Chàng trai 16 tuổi Nguyễn Văn Luyện nhập ngũ, bắt đầu cuộc đời binh nghiệp. Khi là chiến sĩ tại Trung đoàn 52, Đại đoàn 320 (còn gọi là Đại đoàn Đồng Bằng), ông cùng đồng đội theo lệnh chỉ huy về tiếp quản Hải Phòng ngày 13/5/1955.
Đến năm 1962, ông chuyển về làm việc tại Thành ủy Hải Phòng, được phân công phụ trách công tác Đảng của ngành Y tế Hải Phòng và là Bí thư Đảng ủy của Sở Y tế Hải Phòng.
Một dấu mốc khác không thể nào quên khi ông Nguyễn Văn Luyện giữ trọng trách là Bí thư Đảng ủy Sở Y tế Hải Phòng, đó là ngày 23/1/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp Hải Phòng cùng với Bí thư thứ Nhất, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc.
Ông Luyện hào hứng kể: "Không khí từ những nẻo đường đến cổng bệnh viện đón Bác hân hoan, náo nhiệt, rực rỡ cờ hoa. Tại hội trường bệnh viện, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo hoạt động của bệnh viện và chào mừng đoàn. Ngay sau khi tràng vỗ tay kết thúc, Bác Hồ hỏi các đại biểu: "Trong các cô, các chú ngồi đây, có cô chú nào là anh nuôi, chị nuôi, hay hộ lý?".Đó là câu hỏi bất ngờ vì lãnh đạo bệnh viện chỉ mời lãnh đạo các khoa, phòng lên gặp Bác chứ ai lại mời chị nuôi hay hộ lý đón Người. Bác Hồ ân cần nói, trong ngành Y tế, các công nhân viên không cứ gì là bác sĩ, y tá, mà những người phục vụ bệnh nhân, phục vụ bệnh viện đều hữu ích.
Người trò chuyện thân mật, giản dị, đồng thời căn dặn, trong công tác phải chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh, "lương y như từ mẫu". Khi về, Bác dặn dò cán bộ, nhân viên Bệnh viện thi đua với Bệnh xá Vân Đình- khi đó là lá cờ đầu của ngành Y tế.
Đến năm 1976, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp là lá cờ đầu của ngành Y tế trong điều trị. Đó chính là sự thấm nhuần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm bệnh viện - ông Nguyễn Văn Luyện bồi hồi nhớ lại.
Tiếp lời chồng, bà Trần Thị Mận cho biết, những năm 1960, bà công tác tại Ban Giao tế thuộc Công an thành phố Hải Phòng.
Đó là thời điểm bà cùng đồng nghiệp của Ban được phục vụ Bác Hồ cùng Đoàn công tác khi Bác tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm Việt Nam và tới Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh).
Có lần, do mọi người muốn chụp ảnh cùng Bác đông quá, cô gái Trần Thị Mận ngồi cạnh Bác, không may ngồi lên chân Bác.
Người chỉ nói vui: "Cô bé nào ngồi lên chân Bác thế?". Theo bà Mận, đi đến đâu Bác Hồ cũng giản dị, ân cần và luôn kiểm tra công tác phục vụ tại các bếp ăn.
Thắm tình đồng chí, nặng nghĩa vợ chồng
Điều đặc biệt ở cặp vợ chồng đã bước vào tuổi xưa nay hiếm không chỉ từng được phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông bà còn là một phần lịch sử của thành phố Cảng, là những đảng viên kỳ cựu và là cặp đôi cùng nâng bước cho nhau.
Những ngày này, trong câu chuyện của ông Nguyễn Văn Luyện và bà Trần Thị Mận luôn có ký ức về Ngày giải phóng Hải Phòng 13/5/1955.
Ở tuổi 25, chiến sĩ Nguyễn Văn Luyện công tác ở Trung đoàn 52, Đại đoàn 320 (còn gọi là Đại đoàn Đồng Bằng) cùng đồng đội được đơn vị chỉ huy về tiếp quản Hải Phòng.
Từ một hướng khác, bà Trần Thị Mận cùng các học viên của Trường Công an (C500) đi trên đoàn tàu được kết hoa rất đẹp từ Hải Dương về Hải Phòng hòa vào dòng người chào mừng ngày giải phóng thành phố Cảng.
Ít ai biết rằng, sau ngày giải phóng thành phố Hải Phòng, duyên kỳ ngộ của chàng trai Hà Nội Nguyễn Văn Luyện và cô gái Hải Dương Trần Thị Mận lại khiến hai người thành vợ chồng...
Ông Nguyễn Văn Luyện từng đảm nhiệm trọng trách Bí thư Đảng ủy Sở Y tế Hải Phòng và có thời điểm vừa là Bí thư Đảng ủy Sở Y tế, vừa là Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.Trong quá trình công tác, ông có tới 23 năm là Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Bà Nguyễn Thị Mận từng là Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng.
Năm 2020, ông 72 năm tuổi Đảng và bà 58 năm tuổi Đảng. Với cương vị từng là Bí thư Đảng ủy của hai đơn vị, ông, bà đều tâm niệm, là người lãnh đạo cần gương mẫu, bao dung, thoáng đãng, nhận việc khó về mình.
Trong cuộc sống đời thường, ông bà nâng đỡ, nhường nhịn nhau, nuôi dạy con cái trưởng thành. Bà Nguyễn Thị Mận chia sẻ: "Khi còn trẻ, làm công tác đối ngoại nên giờ giấc thất thường. Chồng tôi là người chăm lo cho con cái học hành, tạo mọi điều kiện để vợ phát triển".
Khi được hỏi: "Trước là nữ lãnh đạo, bà có hay phải đi sớm, về muộn?". Ông Nguyễn Văn Luyện trả lời thay vợ rất nhanh: "Nhiều"! Sau câu trả lời có phần vui, phần "trách" ấy, mọi người cùng cười và chúc mừng ông, bà đã bao năm tháng sẻ chia, tròn vẹn nghĩa tình./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thủ tướng ký phát hành bộ tem bưu chính kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
20:04' - 16/05/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Nhớ lời căn dặn của Người
10:02' - 01/09/2019
Tại ngôi nhà sàn tọa lạc phía nam khu khuôn viên Phủ Chủ tịch (Hà Nội), khi nắng đã rải lên rặng cây, mái nhà, “nhân dịp mừng 75 tuổi” của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một bức thư rất đặc biệt.
-
Doanh nghiệp
60 năm ngành dầu khí thực hiện ý nguyện Bác Hồ: Chuyện những người đi tìm lửa
15:57' - 09/07/2019
Ngày 23/7/1959 đã đi vào lịch sử của ngành dầu khí khi Bác Hồ trong chuyến thăm khu công nghiệp dầu lửa Bacu-Adecbaigian đã đề nghị Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng những khu công nghiệp dầu khí mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm
10:07'
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ trưởng 11,03% (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố cũ).