Lạng Sơn cải thiện các điểm số thấp để tăng chỉ số PCI
Ngày 27/5, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Lạng Sơn năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp cải thiện chỉ số PCI năm 2022 nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá chỉ số PCI tỉnh Lạng Sơn năm 2021 là khá khách quan, chính xác. Việc cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh trong năm 2021 dù có chuyển biến tích cực, nhưng cũng cho thấy những tồn tại bất cập thể hiện sự vào cuộc chưa mạnh mẽ của một số cấp, ngành trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Để tiếp tục cải thiện chỉ số PCI trong năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cần xây dựng kế hoạch cụ thể và tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp. Cùng đó, tập trung cải thiện điểm số đối với các chỉ số đạt điểm số thấp như: chỉ số gia nhập thị trường; tính minh bạch; cạnh tranh bình đẳng và đào tạo lao động. Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc tham mưu cải thiện chỉ số PCI; trong đó, chú trọng thực hiện theo hướng chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức phải thay đổi mạnh mẽ về thái độ trách nhiệm tác phong thực hiện công vụ, giao tiếp với doanh nghiệp trên tinh thần “hỗ trợ, lắng nghe, thấu hiểu, thân thiện, nhiệt tình”.
Theo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh Lạng Sơn đạt 63,92 điểm, tăng 1,49 điểm và tăng 13 bậc so với năm 2020 xếp hạng 36/63 trong cả nước, nằm trong nhóm tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành trung bình.
Đây là năm tỉnh Lạng Sơn có điểm số cao nhất, thứ hạng cao thứ hai kể từ trước tới nay (năm 2012 đạt 56,29 điểm, xếp vị trí thứ 34/63 tỉnh, thành phố).
Trong 10 chỉ số thành phần của Báo cáo PCI Lạng Sơn có 6/10 chỉ số tăng điểm gồm: tính năng động của chính quyền tỉnh, chi phí thời gian, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”. Có 4/10 chỉ số giảm điểm là tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, chi phí gia nhập thị trường, đào tạo lao động. Theo Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lạng Sơn Vũ Hoàng Quý, tính năng động của chính quyền tỉnh là Chỉ số cải thiện mạnh mẽ nhất trong năm 2021, xếp thứ 6/63 cả nước (tăng 1,88 điểm, tăng 47 bậc so với năm 2020).Do đó, trong năm vừa qua, môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Lạng Sơn đã được cải thiện, các thủ tục hành chính được cắt giảm, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đã có sự thay đổi về tư duy, nhận thức, chuyển từ “cho phép”, “cấp phép” sang tư duy “phục vụ” nhân dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả PCI năm 2021 mặc dù tăng 1,49 điểm, tăng 13 bậc trong bảng xếp hạng, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu năm 2021 nằm trong nhóm tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành khá của cả nước. Điều này cho thấy, môi trường kinh doanh của tỉnh vẫn chưa tạo ra bước cải thiện mạnh mẽ, quyết liệt. Trong 10 chỉ số thành phần của chỉ số PCI, có đến 4 chỉ số thành phần giảm điểm trong năm qua; trong đó có 2 chỉ số thành phần có trọng số cao 20% là chỉ số tính minh bạch và đào tạo lao động; 6 chỉ số thành phần còn lại, có 2 chỉ số thành phần chỉ tăng điểm nhẹ, thứ hạng của những chỉ số này vẫn nằm dưới mức trung vị của cả nước (chỉ số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và tiếp cận đất đai).Qua đó chứng tỏ rằng các sở, ngành và địa phương vẫn chưa thực sự chủ động trong việc đưa ra các sáng kiến, giải pháp nhằm tạo chuyển biến đột phá trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn mà vẫn triển khai trên cơ sở tư duy, lối mòn cũ do vậy hiệu quả không cao.
Cùng đó, một số các sở, ngành, địa phương chưa thực hiện nhất quán chủ trương “đồng hành cùng doanh nghiệp”; chưa chủ động, đổi mới phương pháp trong việc tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để kịp thời tham mưu, giải quyết dứt điểm, vẫn còn tình trạng nhà đầu tư kiến nghị nhưng việc trả lời, giải đáp còn chậm trễ. Đặc biệt, một số thủ tục hành chính còn rườm rà, thời gian xử lý kéo dài, nhiều thủ tục chưa công khai rõ ràng, cán bộ xử lý trực tiếp hồ sơ của doanh nghiệp còn cứng nhắc, chưa thực sự hỗ trợ và giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.Sự chồng chéo giữa các quy hoạch dẫn đến công tác thu hút đầu tư bị hạn chế và gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.
Việc giải phóng mặt bằng quỹ đất sạch còn gặp khó khăn; vi phạm đất đai còn diễn biến phức tạp, công tác xử lý các vi phạm tại một số địa phương 14 còn chưa đạt yêu cầu; thủ tục chuyển đổi, cấp mới về đất đai cho doanh nghiệp còn chậm.Chất lượng giáo dục dạy nghề của tỉnh chưa bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chất lượng lao động tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp./.
- Từ khóa :
- lạng sơn
- cpi lạng sơn
- chỉ số năng lực cạnh tranh
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia: CPI năm 2022 khó giữ được ở mức tăng dưới 4%
18:06' - 15/05/2022
Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CPI năm 2022 khó giữ được ở mức dưới 4%.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 4 tăng 0,18%
10:10' - 29/04/2022
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước. .
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.