Lành mạnh hóa vấn đề đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế
Khi cả nước đang phải căng mình chống dịch, hàng loạt cán bộ y tế lại vướng vào vòng lao lý; những câu chuyện về lạm dụng xã hội hóa, về trách nhiệm người đứng đầu đã được đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn Tư lệnh ngành Y tế sáng 10/11.
* Hàng loạt cán bộ y tế vướng vào vòng lao lý Đề cập đến vấn đề đau xót khi cả nước đang phải căng ra chống dịch, hàng loạt cán bộ y tế lại vướng vào vòng lao lý liên quan đến vi phạm trong đấu thầu, quản lý giá thuốc, quản lý công tác đấu thầu, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, trách nhiệm của mỗi cá nhân, lỗi chủ quan đã rõ, các cơ quan pháp luật đã chỉ ra.Tuy nhiên, một phần do cơ chế và đặc biệt là công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế với vai trò của cơ quan quản lý lĩnh vực.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nói rõ thêm về việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế, đặc biệt khi chúng ta đang triển khai Nghị quyết 30 với hàng loạt các cơ chế đặc thù, “để tránh tình trạng vào một thời điểm nào đó, các cán bộ y tế lại bị khởi tố, truy tố vì những vi phạm pháp luật”. Đồng thời, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Công an trao đổi thêm với vai trò là “người cầm thanh bảo kiếm bảo vệ pháp luật, phòng, chống vi phạm pháp luật”.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt vấn đề về những tiêu cực ngành Y thời gian qua trong việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế có nguyên nhân do thiếu kiến thức trong công tác quản lý, quản trị của người đứng đầu bệnh viện. Bác sỹ làm chuyên môn giỏi nhưng chưa chắc đã quản trị tốt. “Vậy đến lúc có thể tách bạch giữa quản trị, quản lý với chuyên môn riêng? Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này?”. Trả lời ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sai phạm, vi phạm của một số cán bộ y tế bị xử lý trong thời gian qua, nhất là trong công tác đấu thầu, mua sắm thuốc men vật tư, trang thiết bị y tế, là sự việc hết sức đau lòng, xuất phát từ nhiều lý do: Vấn đề về cơ chế, về hướng dẫn, đặc biệt là do những vi phạm mang tính cá nhân. Các quy định về đấu thầu rất cụ thể, nhưng vẫn có những vi phạm liên quan đến đấu thầu, tham ô, tham nhũng.“Cái này chúng tôi lên án và các cơ quan chức năng sẽ xử lý theo đúng các quy định về mặt pháp luật. Mặt khác, Bộ Y tế tiếp tục rà soát lại những hướng dẫn, những thể chế có liên quan đến việc quản lý vấn đề mua sắm, đấu thầu, phân cấp, phân quyền, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị. Bộ tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị y tế ở trên địa bàn để ngăn ngừa, phòng, chống và đấu tranh xử lý các trường hợp vi phạm”, Bộ trưởng nêu rõ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, vấn đề này Chính phủ đã chỉ đạo phải thực hiện rất nghiêm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống tham nhũng và lãng phí. Vấn đề về mặt quản lý, Bộ trưởng cho hay, các quy định của Đảng, Nhà nước trong tổ chức đối với các đơn vị về sự nghiệp công có quy định về Giám đốc và các Phó Giám đốc bệnh viện. Luật Khám, chữa bệnh và các hướng dẫn của Bộ Y tế đã cố gắng tách bạch riêng người quản lý về mặt tài chính.Song, một số địa phương do vấn đề về mặt tổ chức quản lý y tế theo địa bàn và quản lý nhân sự ở địa bàn đó là do UBND các tỉnh, thành phố nên Bộ Y tế không chỉ đạo được. Tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ, các cơ quan để minh bạch hóa toàn bộ quá trình đó, xây dựng các quy định, thể chế để cố gắng hạn chế tối đa những vấn đề sai phạm như trong thời gian qua.
*Người đứng đầu các đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện Chưa đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng Y tế, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) tranh luận: “Bộ trưởng có nêu lên vấn đề giải pháp tôi thấy chưa thỏa đáng”.Đại biểu phân tích, Bộ trưởng nói quy định phân công cho cấp phó chuyên phụ trách về những vấn đề kinh tế, để tránh việc sai phạm. Tuy nhiên, dù có phân công cho cấp phó, khi có sai phạm, người đứng trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm, quy trách nhiệm người đứng đầu. Nhiều việc có phân quyền, phân cấp cho phó, nhưng trưởng vẫn không thể không quyết định trong những tình huống khẩn cấp.
“Do vậy, trách nhiệm của người trưởng muốn gì cũng sẽ rơi vào những sai phạm mà có thể một cách vô thức như vừa qua”, đại biểu Hoàng Văn Cường chỉ rõ. Cũng theo đại biểu, hàng năm, đơn vị chức năng của cơ quan chủ quản, cơ quan kiểm toán, thanh tra đều phải tiến hành duyệt quyết toán đối với việc sử dụng vốn ngân sách. Còn vốn của bệnh viện, của đơn vị tự quy định sẽ phải kiểm tra những hoạt động tài chính, kiểm tra các báo cáo, tờ trình. “Những cơ quan chức năng có chuyên môn về vấn đề quản lý kinh tế mà không phát hiện ra những đơn vị đó sai phạm. Vậy làm sao các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ chỉ biết đọc bệnh án, giáo án phát hiện ra việc làm đúng hay sai để mà tránh. Nếu phát hiện ra sai phạm từ trước, ngăn chặn, cảnh báo, sao xảy ra hậu quả như vừa qua”, đại biểu băn khoăn, đồng thời cho rằng, để xảy ra những sai phạm đó, có phần trách nhiệm của cơ quan chức năng của Bộ.Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định rất rõ, những sai phạm sau khi đã có thanh tra, kiểm tra, kiểm toán mới phát hiện ra, những người thực hiện chức năng này cũng phải chịu trách nhiệm. Đại biểu đặt câu hỏi “Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án khi điều tra, truy tố, xét xử những vụ án tham nhũng có bỏ sót tội phạm hay không?”.
Lý giải, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, theo các quy định của Đảng, Nhà nước, người đứng đầu các đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện các hoạt động trong đơn vị của mình, kể cả những sai phạm, vì khi để xảy ra tình trạng sai phạm trong đơn vị, rõ ràng có trách nhiệm người đứng đầu trong thiết lập cơ chế làm việc, các quy định về mặt pháp luật để làm việc, các vấn đề về kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Khi để xảy ra vụ việc, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. * Còn tình trạng ngại mua sắm Nói đến trách nhiệm của ngành Y tế theo địa bàn lãnh thổ, Bộ trưởng cho hay, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo về mặt chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở y tế trên toàn quốc, UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo về vấn đề nhân lực, nhân sự, quản lý về tài chính, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thuộc của ở những đơn vị y tế thuộc địa phương quản lý.Bộ Y tế đã tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành những vấn đề bức xúc xảy ra, những vấn đề liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố, nhưng chỉ mang tính về mặt chuyên môn, còn thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh tế, tài chính, đấu thầu mua sắm… do các địa phương triển khai thực hiện.
“Chúng tôi cũng ý thức được điều này. Trong thời gian qua, những vi phạm trong vấn đề về quản lý đấu thầu mua sắm, Bộ Y tế liên tục có những văn bản nhắc nhở đối với các địa phương, các đơn vị thuộc Bộ phải thực hiện rất nghiêm theo các quy định pháp luật có liên quan, kể cả trong vấn đề về đấu thầu mua sắm theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng nói. Người đứng đầu ngành Y tế thông tin, đối với phòng, chống dịch, chúng ta đã có Nghị quyết 30 của Quốc hội cho cơ chế đặc thù đặc cách và đặc biệt, Nghị quyết 79 và Nghị quyết 86 của Chính phủ đã cho phép một số cơ chế để áp dụng trong áp dụng tình trạng khẩn cấp để mua sắm.Tuy nhiên, các địa phương chưa áp triệt để được việc này và vẫn còn tình trạng ngại mua sắm. Ông bày tỏ hy vọng các địa phương sẽ đẩy nhanh tốc độ mua sắm theo đúng các quy định.
“Thủ tướng Chính phủ liên tục có chỉ đạo là phải đảm bảo công khai, minh bạch và phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong vấn đề về mua sắm. Chúng tôi trân trọng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc này và khi có những vi phạm, phải xử lý theo đúng các quy định pháp luật. Chúng ta mặc dù rất đau đớn nhưng vẫn phải làm theo các quy định của pháp luật, để làm sao trong sạch, lành mạnh hóa vấn đề về đấu thầu mua sắm trong lĩnh vực y tế, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa đảm bảo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ. Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, “phòng, chống dịch cũng phải hết sức tiết kiệm, vì chúng ta là nước đang rất khó khăn”. Thủ tướng đã giao cho Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Kiểm toán nhà nước trong năm 2022 sẽ thanh tra, kiểm toán rất sâu về chuyên đề huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, ngăn chặn chuyện tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực này.Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Y tế với trách nhiệm quản lý nhà nước, tăng cường khâu hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra nội bộ trong ngành để ngăn chặn kịp thời các sai phạm, hướng dẫn các đơn vị làm cho đúng, tránh tình trạng đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc phải xử lý theo quy định pháp luật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất cơ chế hỗ trợ riêng cho “đầu tàu” Tp. Hồ Chí Minh
12:46' - 10/11/2021
Với việc đóng góp 22% GDP của cả nước và khoảng 27% tổng thu ngân sách, Tp. Hồ Chí Minh đang cần cơ chế hỗ trợ nhiều hơn để có thể nhanh chóng phục hồi, tiếp tục là “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo quản lý giá trang thiết bị y tế, giá test COVID-19 "thực thanh, thực chi"
12:26' - 10/11/2021
Tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, Quốc hội bắt đầu tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Lựa chọn vấn đề tâm đắc nhất, quan trọng nhất để chất vấn, “hỏi nhanh, đáp gọn”
09:45' - 10/11/2021
Sáng 10/11, bước vào ngày làm việc tập trung thứ ba tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn
08:34' - 10/11/2021
Sáng 10/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không để đầu cơ, lũng đoạn giá làm tăng lạm phát
17:33' - 09/11/2021
Phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu Quốc hội xung quanh nội dung tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29' - 28/05/2025
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...