Lễ hội dân gian truyền thống "Doudou" ở Bỉ tái hiện trở lại sau hai năm vắng bóng
Lễ hội này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2005.
Lễ hội truyền thống này có tên là "Ducasse" nhưng được gọi thân mật bằng tên "Doudou" theo một bài hát truyền thống mà người dân Mons thường hát vào dịp lễ này.
Lễ hội bắt nguồn từ thời Trung Cổ. Năm 1349, dịch bệnh hoành hành thành phố Mons và giới chức sở tại đã quyết định tổ chức một đám rước tới đền thờ thánh Waltrude - người đã lập ra thành phố Mons - và tới đền thờ của Vincent Madelgarus (chồng của Waltrude). Sau đó, một phép màu đã xuất hiện và bệnh dịch đã biến mất.
Kể từ năm 1352, lễ hội này được tổ chức hằng năm tại thành phố Mons bắt đầu từ ngày thứ Bảy trước ngày Chủ nhật Chúa Ba Ngôi, tức là ngày thứ 57 sau lễ Phục sinh và kéo dài trong suốt một tuần. Theo truyền thống, lễ hội gồm ba phần quan trọng: lễ rước xá lị của thánh Waudru; lễ đẩy cỗ xe Car d’or (cỗ xe vàng được những con ngựa thồ kéo) và được người dân đẩy từ chân dốc lên đỉnh dốc và trận đấu giữa thánh Georges và con rồng.
Đối với người dân thành phố Mons, đây là một lễ hội tôn giáo thiêng liêng mà dù sống ở bất cứ phương trời nào, họ cũng đều phải cố gắng trở về thành phố để tham dự sự kiện này mỗi năm.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Bỉ, chị Floriane Chevalier cho biết chị sinh ra và lớn lên tại thành phố Mons và luôn gắn bó với Lễ hội Doudou. Hiện nay, chị sinh sống tại Thụy Sĩ nhưng vẫn trở về quê hương vào dịp này hằng năm để tham dự lễ hội. Đây thực sự là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị và là dịp để chị tưởng nhớ tới các vị thánh đã tạo ra thành phố quê hương của chị.
Còn chị Mazzeo Cecile, cũng là một người dân thành phố Mons, không giấu được sự phấn khởi khi được chạm tay đẩy Cỗ xe vàng lên dốc, điểm nhấn của Lễ hội Doudou, vì điều này sẽ mang lại may mắn cho chị và gia đình.
Chị nói rằng sau hai năm vắng bóng do đại dịch, lễ hội năm nay được tổ chức trở lại khiến người dân vô cùng phấn khích. Để có được một chỗ đứng đẹp có thể chạm tay cùng đẩy cỗ xe, chị và nhóm bạn phải chờ ở quảng trường từ rất sớm, nơi đám rước đi qua. Điều mà chị Mazzeo Cecile và nhóm bạn của chị vui nhất là dịch bệnh COVID-19 đã được khống chế hoàn toàn để lễ hội thiêng liêng của người dân Mons được tổ chức bình thường như truyền thống từ nhiều thế kỷ qua.
Theo ông Alexandre Boulengier, phụ trách đoàn ngựa kéo của Cỗ xe vàng, tất cả người dân thành phố Mons đều háo hức với lễ hội. Lễ rước quy tụ 1.800 người tham gia chia thành 60 đội với rất nhiều trang phục.
Trong suốt hơn hai năm qua, các nhà tổ chức đã phải chuẩn bị mọi công việc cho dịp lễ hội năm nay. Các nhà thiết kế phải mất một năm làm việc, không kể hàng chục tình nguyện viên.
Cỗ xe kéo hơn 200 năm tuổi được kiểm tra kỹ thuật thường xuyên để đảm bảo sự an toàn trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.
Trong thời gian diễn ra Lễ hội Doudou, trung tâm thành phố Mons biến thành một sân khấu ngoài trời khổng lồ với các buổi hòa nhạc, biểu diễn kèn đồng. Công chúng không phải khán giả mà chính là tác nhân tham gia trực tiếp vào lễ hội.
Để đảm bảo an ninh cho lễ hội, thành phố Mons đã huy động 1.500 cảnh sát, với sự hỗ trợ của 20 đơn vị cảnh sát liên bang, cảnh sát tư pháp và đội hiến binh Pháp. Lễ hội Doudou 2022 sẽ kết thúc vào ngày 19/6./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Người dân một làng ở Fukushima, Nhật Bản được về nhà sau hơn 11 năm
09:42' - 13/06/2022
Người dân của làng Katsurao thuộc tỉnh Fukushima, Nhật Bản đã có thể về nhà khi lệnh sơ tán được dỡ bỏ vào ngày 12/6, hơn 11 năm sau thảm họa hạt nhân do trận động đất kèm sóng thần ngày 11/3/2011.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Lễ trao giải Oscar thay người dẫn chương trình
06:26'
Lễ trao giải Oscar 2025 hứa hẹn sẽ không chỉ là một bữa tiệc tôn vinh điện ảnh, mà còn là một đêm đáng nhớ, được dẫn dắt bởi một người dẫn chương trình với phong cách khó ai sánh kịp.
-
Đời sống
Lịch âm tháng 12/2024: Những ngày xấu trong tháng
05:30'
Để các kế hoạch trong những tháng âm lịch cuối năm 2024 thuận lợi, tốt đẹp và như ý, không nên bỏ qua các ngày không đại cát trong tháng 12 năm 2024.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 16/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Đặc sắc Giải đua ghe Ngo trên sông Maspero
21:38' - 15/11/2024
Sau hai ngày tranh tài quyết liệt, chiều 15/11, tại dòng sông Maspero (thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), Giải đua ghe ngo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI đã bế mạc.
-
Đời sống
Quảng Bình: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất và lũ quét tại bản Tân Ly
20:29' - 15/11/2024
Chiều 15/11, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất và lũ quét tại bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy.
-
Đời sống
Hôm nay 15/11, không khí Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng
14:21' - 15/11/2024
Sáng 15/11, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức không lành mạnh, sương mù dày đặc, chỉ số AQI+ 165, nồng độ chất gây ô nhiễm PM2.5 hiện gấp 15,2.
-
Đời sống
Đà Nẵng chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
14:12' - 15/11/2024
Ngày 15/11, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ II năm 2024.
-
Đời sống
Lịch âm tháng 12/2024: Ngày đẹp để xuất hành
12:54' - 15/11/2024
Nếu có dự định đi làm ăn xa, chuyển công tác, du lịch xa,... trong thời gian này thì có thể tham khảo các thông tin về ngày xuất hành tốt dưới đây.
-
Đời sống
Mê mẩn "rừng" hoa cúc dưới chân cầu Long Biên
12:29' - 15/11/2024
Hàng nghìn bông hoa cúc bướm vàng được trồng dưới bãi bồi chân cầu Long Biên (Hà Nội) đang khoe sắc dưới nắng, tạo nên bức tranh rực rỡ, thu hút người dân và du khách tới ngắm hoa, chụp ảnh.