Liên kết vùng để Đông Nam Bộ phát triển bền vững
Ngày 31/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ và Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tại Thành phố đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về Đông Nam Bộ”.
Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá thực tiễn và đưa ra nhiều khuyến nghị, tư vấn chính sách đối với các cơ quan, ban, ngành, địa phương liên quan về trong việc triển khai, cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ, đây là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm. Đông Nam Bộ cũng là vùng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước; là khu vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm khoảng 41% của cả nước.
Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ còn nhiều hạn chế, thách thức lớn như: tăng trưởng kinh tế của vùng có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước; năng suất lao động thấp; các công trình kết nối vùng, trọng điểm của khu vực triển khai tiến độ chậm; nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển...
Từ nghiên cứu thực tiễn, các nhà khoa học, quản lý cho rằng, những vấn đề còn tồn tại của vùng Đông Nam Bộ là nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng còn chưa đầy đủ; một số mục tiêu đề ra khá cao trong khi huy động và sử dụng nguồn lực còn hạn chế; phân bổ nguồn lực còn thiếu trọng tâm, trọng điểm. Mặt khác, thể chế liên kết vùng còn chưa đồng bộ; phân cấp, phân quyền chưa tạo được sự chủ động cho các địa phương...
Gợi mở các chính sách đối với sự phát triển của khu vực nông thôn Đông Nam Bộ thời gian tới, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thanh Sang, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ nhấn mạnh, cần quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nội vùng và liên vùng đồng bộ; trong đó, ưu tiên xây dựng các trục đường vành đai xuyên qua các tỉnh Đông Nam Bộ để thúc đẩy liên kết vùng và tạo ra tác động tổng hợp có tính tối ưu, lan tỏa nhanh đối với các khu vực ven đô và nông thôn.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thanh Sang, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới cần chuyển từ trọng tâm là đáp ứng các nhu cầu dân sinh sang đáp ứng các yêu cầu sản xuất của nền kinh tế nông thôn gắn với quy hoạch tổ chức không gian sản xuất, đáp ứng các yêu cầu nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ và tuần hoàn. Chính sách an sinh xã hội cần tập trung vào việc cải thiện năng lực thích ứng và hội nhập của hộ di dân nông thôn, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số; trong đó có các yếu tố đóng vai trò nổi bật là nội lực của hộ gia đình, sự hỗ trợ của cộng đồng, giáo dục của trẻ em và thông tin truyền thông chính sách.
Về công tác quy hoạch và thúc đẩy liên kết vùng, Tiến sỹ Phùng Ngọc Bảo, Trưởng Cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam cho rằng: Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng cần đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, làm động lực phát triển kinh tế của vùng và cả nước. Tuy nhiên, các địa phương cần phải đổi mới tư duy, phương pháp lập quy hoạch; rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch Thành phố gắn với quy hoạch vùng Đông Nam Bộ và triển khai các quy hoạch phân khu; nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý đô thị đồng bộ theo vùng, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (GIS), thu hút nhân lực quản lý chất lượng cao để khai thác tối đa các thế mạnh của vùng để phát triển.
Các đại biểu, nhà khoa học đã kiến nghị nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về Đông Nam Bộ. Trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kết nối vùng quan trọng, quy mô lớn; dự báo các xu hướng, giải pháp phát triển vùng nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số và kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực
19:10' - 30/10/2023
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 của Tp. Hồ Chí Minh ước tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 10,6% so với cùng kỳ.
-
Thị trường
Tp.Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,37%
11:40' - 30/10/2023
Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tp.Hồ Chí Minh tháng 10/2023 tăng 0,37%; trong đó có 7/11 các nhóm tăng so với tháng trước, cao nhất là nhóm giáo dục tăng 7,16%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương động thổ xây dựng 3 dự án chiến lược
16:04'
Chính phủ Việt Nam luôn xác định phát triển bền vững, kinh tế xanh và chuyển đổi số là những trụ cột chiến lược để đưa đất nước tiến lên mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
15:04'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến
14:17'
Sáng 17/5/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ hai của BCĐ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát hàng hóa được giao dịch trên sàn thương mại điện tử
14:03'
Sáng 17/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển
14:03'
Sáng 17/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Tạo điều kiện cho việc nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
11:43'
Sáng 17/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo “siêu đô thị” sau sáp nhập TP.Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
11:36'
TP. Hồ Chí Minh mới trên cơ sở sáp nhập TP. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ khi phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ tổ chức đàm phán cấp Bộ trưởng về Hiệp định thương mại đối ứng
11:07'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có phiên đàm phán trực tiếp cấp Bộ trưởng với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Jamieson Greer chiều 16/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An thu hút đầu tư bằng các chiến lược đột phá
10:29'
Tỉnh Long An đã và đang phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư bằng các chiến lược mang tính đột phá, trọng tâm và đồng bộ trong nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).