Loại vướng mắc, tăng phù hợp với thực tiễn trong quy chuẩn về phòng cháy
Ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo góp ý sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà ở và công trình theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của xã hội, bởi thời gian qua dư luận phản ánh hàng nghìn dự án, công trình bị ảnh hưởng hoạt động vì không đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, việc đảm bảo an toàn PCCC được đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật - xã hội sôi động thì tình hình cháy nổ trên mọi lĩnh vực cũng diễn ra phức tạp làm thiệt hại mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng và chết hàng trăm người.
Tính cho đến thời điểm này, hệ thống pháp luật về PCCC của Việt Nam tương đối đầy đủ và đồng bộ; có đủ các công cụ để đảm bảo an toàn cháy cho mọi lĩnh vực; trong đó có an toàn cháy cho nhà ở và công trình.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có các bất cập trong các khâu ban hành, thực thi quy định về PCCC trong hoạt động đầu tư xây dựng, nhất là từ khi cơ quan quản lý nhà nước về PCCC siết chặt quy định trong các khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm kỹ thuật hoặc kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ quy định pháp luật về PCCC.
Theo ông Ngọc Anh, qua kiểm tra, các bất cập về PCCC đã bộc lộ rõ hơn. Ngày 5/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 220/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Chính phủ giao Bộ Xây dựng, Công an phối hợp cùng các ngành, địa phương khẩn trương rà soát, phát hiện kịp thời các khó khăn về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Từ đó, làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh. Đồng thời, kiên quyết cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PCCC.
Hiện Bộ Xây dựng không có thủ tục hành chính liên quan đến PCCC (thẩm duyệt, thiết kế, nghiệm thu…). Vì vậy, Bộ Xây dựng tập trung tiến hành rà soát các bất cập, vướng mắc liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn; trong đó, chủ yếu là việc sửa đổi QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà ở và công trình có hiệu lực từ ngày 16/1/2023 (Quy chuẩn 06).
Khi rà soát lại thì hầu hết các bất cập, tồn tại chủ yếu là ở giai đoạn trước đây vì Quy chuẩn 06 mới chỉ có hiệu lực 2 tháng so với thời điểm Chính phủ ban hành Công điện yêu cầu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC.
Bộ Xây dựng và Bộ Công an đã tổ chức đối thoại theo nhiều hình thức từ trực tiếp, trực tuyến, gặp gỡ từng cá nhân, doanh nghiệp để hướng dẫn, giải thích, cùng tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải; đồng thời tập hợp những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện đối với Quy chuẩn 06 cũng như các phiên bản trước để có sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Việc sửa đổi Quy chuẩn 06 được Bộ Xây dựng tiến hành rà soát, theo hướng đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, phù hợp với điều kiện của Việt Nam; đáp ứng tính chân thực, khách quan, có tiếp thu, chọn lọc ý kiến đóng góp của các chuyên gia, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp…
Các nội dung trong quy chuẩn thì bắt buộc phải áp dụng nhưng những điều trong tiêu chuẩn thì là khuyến khích áp dụng. Đây là sự khác nhau cần nắm rõ. Bởi vậy, có một số điều trong Quy chuẩn 06 thì phạm vi đối tượng sẽ được đưa sang tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ cho phù hợp thực tế.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) – đơn vị được giao trực tiếp lập dự thảo sửa đổi Quy chuẩn 06 cho biết, dù mới có hiệu lực từ giữa tháng 1 nhưng vẫn có một số nội dung cần điều chỉnh theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng cũng như đòi hỏi thực tế.
Theo ông Cao Duy Khôi – Phó Viện trưởng IBST, Luật PCCC ra đời 2001. Đến cuối năm 2022, suốt cả thời gian (21 năm), Việt Nam đã ban hành nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn… cung cấp công cụ về mặt kỹ thuật, cơ bản để áp dụng, sử dụng về hoạt động PCCC trên cả nước. Cuối năm 2022, qua đợt tổng kiểm tra rà soát của Bộ Công an trên cả nước với hơn 1,2 triệu công trình thuộc các lĩnh vực và phát hiện trên 38 nghìn công trình chưa đảm bảo được đầy đủ các quy định về PCCC theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng với thời điểm đưa vào hoạt động.
Như vậy, tỷ lệ chưa tuân thủ trong suốt 22 năm qua chiếm khoảng 3,2% cũng không phải quá lớn. Trong đó, 2/3 số này là công trình nhỏ, không thuộc diện thẩm duyệt mà chỉ thuộc diện quản lý. Do đó, các công trình này không thể đạt chuẩn như loại công trình qua thẩm duyệt. Chỉ 1/3 còn lại thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC – ông Duy dẫn chứng.
Phân tích theo công trình, trong 38 nghìn công trình này thì cơ sở kinh doanh lưu trú chiến hơn 40%, cơ sở công nghiệp chỉ chiếm khoảng 12%... Như vậy, cơ sở kinh doanh lưu trú thường vướng mắc với quy chuẩn nhiều nhất. Còn các cơ sở công nghiệp thì không phải là lớn so với các nhóm công trình khác.
Việc phân loại này giúp nhìn nhận những vấn đề gì còn vướng mắc nhiều nhất trong quy chuẩn, tiêu chuẩn so với thực tiễn. Để từ đó, có sửa đổi cho phù hợp thực tiên nhưng quan trọng nhất vẫn là đảm bảo an toàn tính mạng con người – ông Khôi nhấn mạnh.
Đáng chú ý, trong các ý kiến đóng góp gửi về Bộ Xây dựng thời gian qua, có 50% không thuộc phạm vi của Quy chuẩn 06. Trong 50% còn lại thì có tới 90% là ý kiến về các quy định đã có từ Quy chuẩn 06/2010 hoặc thậm chí từ năm 1995. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều xuất phát từ góc độ kinh tế chứ không xét từ góc độ an toàn – ông Khôi chia sẻ.
Quy chuẩn 06 chủ yếu quy định các yêu cầu an toàn cháy cho nhà và công trình với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn cho con người. Có nhiều giải pháp khác nhau để đạt được các yêu cầu này. Theo đó, khi thực hiện, được áp dụng các giải pháp mà quy chuẩn không cấm. Trong khi đó, hiện nay có nhiều địa phương, doanh nghiệp lại hiểu ngược lại, là chỉ được làm những gì quy chuẩn cho phép là không đúng.
Điểm thay đổi lớn nhất khi sửa Quy chuẩn 06 là điều chỉnh phạm vi áp dụng. Các nhà ở kết hợp kinh doanh chiều cao dưới 25m được đề nghị đưa sang tiêu chuẩn nhà ở kết hợp kinh doanh. Cùng đó, phân cấp mạnh hơn, rõ hơn cho các địa phương về quyền ban hành các quy chuẩn riêng của địa phương thay thế cho các yêu cầu của Quy chuẩn 06.
Bên cạnh đó, các quy định về pháp lý và kỹ thuật, tài liệu viện dẫn, tiêu chí đánh giá cũng sẽ được bổ sung để người thiết kế có thiết kế an toàn cháy gắn liên với điều kiện cụ thể của từng loại công trình theo công năng riêng…
Việc cân bằng các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và an toàn là không dễ. Vì vậy, bên cạnh các quy định “tiền định”, dự thảo Quy chuẩn sửa đổi sẽ thiết lập rõ ràng hơn hành lang pháp lý và kỹ thuật để thiết kế an toàn cháy phù hợp với công trình cụ thể; đồng thời cũng thiết lập hành lang pháp lý để các địa phương được ban hành quy định riêng phù hợp với điều kiện của mình nhằm đảm bảo tính khách quan, phù hợp với thực tiễn./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Cần thêm thời gian gỡ khó cho thị trường bất động sản
16:37' - 19/07/2023
Các địa phương đã tích cực thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhưng khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản tồn tại, kéo dài trong cả quá trình nên vẫn cần thêm thời gian để tập trung giải quyết.
-
Kinh tế tổng hợp
Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy
07:06' - 09/07/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 819/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu hoàn thiện quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy
19:28' - 31/05/2023
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy và việc thực hiện gói hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.