Mô hình nào để quản lý hiệu quả vốn nhà nước?
Minh bạch và hiệu quả việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Quỳnh/BNEWS/TTXVN
Làm thế nào để quản lý doanh nghiệp và quản lý vốn tại doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả, tách bạch được chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu…là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại hội thảo “Mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” tổ chức sáng 27/4, tại Hà Nội.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công nghiệp, Chủ nhiệm Khoa Tài chính, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, với việc chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đòi hỏi nhà nước phải có cách nhìn mới về chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và yêu cầu quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam từng đã có những mô hình như Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, sau đó là mô hình Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (hay còn gọi là SCIC) trực thuộc Chính phủ. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, các mô hình trên đều phát huy tác dụng bước đầu và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Tuy nhiên, còn tồn tại những hạn chế nhất định và đến nay vẫn chưa có được mô hình tổ chức nào quản lý vốn nhà nước đáp ứng được yêu cầu. Chính vì lẽ đó, việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhà nước vẫn còn kém hiệu quả, Tiến sĩ Nguyễn Công nghiệp. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhận định, mục tiêu đặt ra cho việc lựa chọn mô hình quản lý vốn nhà nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp với chức năng quản lý nhà nước. Qua đó, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường… Theo ông Cung, điều quan trọng là giúp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp một cách tập trung, thống nhất, thay vì phân tán ở nhiều cơ quan, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước, cải thiện chất lượng quản lý doanh nghiệp. Do đó, cơ quan quản lý vốn nhà nước phải là một nhà đầu tư chủ động, nhằm hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính vào doanh nghiệp; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước với chức năng quản lý nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, các ủy ban nhân dân… Cùng có chung quan điểm trên, Tiến sĩ Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, nhấn mạnh, mô hình tập trung trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là xu thế chung đang được đa phần các nước trên thế giới áp dụng; trong đó, mô hình công ty là mô hình chiếm ưu thế. Tuy nhiên cần hiểu sự tập trung là ở mức độ tương đối. Những nước áp dụng thành công mô hình này đều có các doanh nghiệp nhà nước đặc thù khác nhau thuộc quản lý của các bộ, cơ quan thực hiện việc quản lý và làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Thêm nữa, cần phân tích quản lý hành chính nhà nước và quản lý doanh nghiệp, phân tách giữa chính trị và kinh doanh; đồng thời, xem đây là mục tiêu hàng đầu để xem xét lựa chọn mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước , nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, ông Lợi khuyến nghị. Mô hình được chọn cần nâng cao năng lực ở các khâu như quản lý vốn từ chủ sở hữu, tạo môi trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giám sát hiệu quả sử dụng vốn. Tránh việc chỉ chú trọng vào 1 đến 2 khâu đều làm hiệu lực quản lý không đạt yêu cầu. Mô hình cũng cần tạo thuận lợi cho việc áp dụng các thông lệ tốt trong quản lý doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch đối với việc sử dụng vốn nhà nước và công tác quản lý của các khâu trong mô hình quản lý. Phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, người lao động; giám sát toàn diện trước, trong và sau. Ông Lợi cũng cảnh báo, việc tập trung sức mạnh của các doanh nghiệp nhà nước lớn và quan trọng trong các lĩnh vực, ngành then chốt vào một tổ chức có thể làm tăng nguy cơ rủi ro, phát sinh những vấn đề về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị, đặc biệt là trong môi trường quản lý yếu kém./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Tăng cường kiểm tra, giám sát tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
21:11' - 24/04/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp vừa ban hành Chương trình công tác năm 2017 của Ban này.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020
07:06' - 23/04/2017
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước chậm
07:21' - 14/04/2017
Tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối ở nhiều ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn …
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang vươn mình trong tất cả mọi lĩnh vực
10:23'
Giáo sư, Tiến sĩ Joseph Văn Võ, Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học gia và Chuyên gia gốc Việt toàn cầu (AVSC), đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng tăng 10%
10:22'
Trong 4 tháng của năm 2025, sản lượng hàng hóa thông qua cảng bằng đường biển Hải Phòng ước đạt trên 29,3 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dự án khu công nghiệp lớn nhất Lạng Sơn
10:12'
UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp VSIP có ý nghĩa lớn, đóng góp vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.